Khi thiết kế website chắc hẳn các bạn đã biết tốc độ load và tải trang web nhanh là bí quyết giữ chân khách hàng ở lại trang web lâu hơn. Nó cũng là yếu tố quyết định thứ hạng của website trên trang công cụ tìm kiếm của google. Chắc hẳn bạn cũng hề muốn ở lại một website có tốc độ load chậm như rùa phải không nào, thì khách hàng của bạn cũng vậy. Nhưng có điều bạn đang băn khoăn không biết là tốc độ của trang web của mình đã ổn và thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa. Thì đây chính là giải pháp dành cho bạn, dưới đây là top 20 công cụ kiểm tra tốc độ web miễn phí hiệu quả nhất dành cho bạn.
Bài viết này sẽ giải thích cho bạn hiểu tại sao bạn quan tâm đến thời gian load website. Mời các bạn cùng chú ý theo dõi bài viết dưới đây của chúng mình nha.
Lý do phải kiểm tra tốc độ của website?
Thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay, cuộc sống rất bận rộn, thì thời gian rất quý báu với mỗi người, do vậy nếu trang web của bạn có tốc độ load chậm sẽ làm cho khách hàng chán nản và tìm một trang web khác có tốc độ load nhanh hơn, giúp giảm thời gian chờ đợi mà vẫn lấy được thông tin mình cần. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi khác hàng, vì vậy cái bạn cần làm ngay là phải cải thiện tốc độ của trang web của mình. Theo một nghiên cứu, thực hiện bởi Kissmetrics, thì có tới 40% khách truy cập, rời khỏi trang web có tốc độ tải trang mất hơn 3 giây.
Hơn thế nữa, tốc độ của website cũng rất quan trọng vì những lý do sau:
- Ảnh hưởng đến SERP Đối với các công cụ tìm kiếm thì nó chỉ có một chút thời gian để thu thập thông tin, kết quả, lên nếu trang web có tốc độ load chậm không đáp ứng được với thời gian ngắn ngủi của công cụ tìm kiếm đưa ra thì chắc chắn thứ hạng của trang web của bạn sẽ rất thấp. Từ đó mà bị mất đi lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh khác chút thời gian, giảm hiệu quả kinh doanh của website.
- Ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập website – Đây cũng chính là điều mà chúng tôi muốn nói với bạn. Như đã nói ở ví dụ trên thì cứ tốc độ của trang web chậm hơn 3 giây thì tương đương là bạn bị mất đi 40% khách hàng, và nó sẽ tiếp tục giảm theo tốc độ load chậm của website. Và cái cuối cùng là bạn có thể mất hết người truy cập hay khách hàng, đây là một điều không hề tốt cho việc kinh doanh của bạn.
- Ảnh hưởng đến SEO –Với công cụ tìm kiếm thì nó cần đảm bảo chất lượng tìm kiếm của mình, nhưng thường nó sẽ không được đánh giá cao khi kết hợp với những trang web có tốc độ chậm, mang đến trải nghiệm không tốt cho người dùng. Từ đó mà nó cũng bị đánh giá không tốt theo. Như vậy người sở hữu, quản trị website cần phải duy trì tốc độ load tốt nhất cho trang web của mình, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Và công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu quả nhất cho bạn lúc này chính là các công cụ kiểm tra tốc độ website. Chúng tôi cố gắng đưa ra những giải pháp với chi phí hợp lý mà lại hiệu quả, bạn có thể tham khảo danh sách 20 công cụ kiểm tra, cải thiện tốc độ web hiệu quả nhất mà lại hoàn toàn miễn phí dưới đây.
- Top 20 công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí
Trên thị trường công nghệ hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ web hỗ trợ người sử dụng web đạt hiệu quả cao. Chúng tôi đã có thời gian làm việc lâu năm và sử dụng nhiều loại công cụ cải thiện tốc độ website, lên đã tổng hợp lại danh sách top 20 công cụ kiểm tra tốc độ trang web miễn phí tốt nhất để tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn như sau:
1. Công cụ GTmetrix
GTmetrix là được đánh giá là một trong các công cụ kiểm tra và đánh giá tốc độ website hiệu quả nhất hiện nay. Không chỉ có vậy nó cũng là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay nhất là khi kết hợp giữa YSlow và Google PageSpeed Insights.GTmetrix đưa ra những phân tích, đánh giá, chấm điểm tốc độ của website và tạo đề xuất để thay đổi, cải thiện tình trạng này.
Nó sẽ gửi bản đánh giá các chỉ số hiệu suất, giám sát, kiểm tra trang web từ khắp khu vực trên thế giới với độ chính xác cao. Phục vụ hiệu quả trên tất cả khu vực và vùng miền, mà công cụ này lại hoàn toàn miễn phí. Nó cung cấp nhiều tính năng phù hợp với hầu hết các với việc giám sát hiệu suất web. Do đó bạn hoàn toàn có thể dựa vào kết quả các chỉ số mà GTmetrix đưa ra để tiến hành điều chỉnh kết nối xem website hoạt động như thế nào, tốt hay không. Và nếu chưa tốt thì bạn sẽ có những hướng giải quyết kịp thời giúp trang web của bạn hoạt động tối ưu hơn.
2. Công cụ WebPagetest
Đây cũng chính là một công cụ kiểm tra tốc độ web được dùng phổ biến hiện nay nhờ vào việc nó cho phép kiểm thử tốc độ từ nhiều địa điểm trên khắp nơi trên thế giới bằng Internet Explorer, Edge, Chrome,… Cho dù trang web của bạn ở trong nước, bạn đi công tác ở nước ngoài vần hoàn toàn có thể kiểm tra được tốc độ hoạt động của trang web như thế nào, có đạt tiêu chuẩn hay không. Hơn thế nữa nó lại là công cụ hoàn toàn miễn phí, lên bạn có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí, từ đó có thể phát triển kinh doanh, đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn. Với các tính năng hiện đại, kiểm tra nhiều bước, cho kết quả chính xác cao như quay video và chặn nội dung. Và khi có kết quả thì nó sẽ gửi báo cáo dưới dạng biểu đồ waterfall về việc load tài nguyên từ đó bạn có thể tự so sánh, đánh giá tốc độ tải của trang web và đề xuất phương án cải tiến, xử lý kịp thời.
3. Công cụ Google PageSpeed Insights
Đối với Google PageSpeed Insights bạn có thể hiểu một cách đơn giản đây là một nhóm các công cụ hỗ trợ được google thiết kế nhằm tối ưu hoá hiệu suất của website. Nó sẽ tập trung vào tính thân thiện và tốc độ tải trang của trang web với người dùng. Bên cạnh, vì là công cụ kiểm tra tốc độ website này do google sở hữu nên, các số liệu về trải nghiệm người dùng, sẽ được đánh giá dựa trên hiệu suất của trang web trên Chrome UX Report. Đánh giá này cũng được dựa trên cả trên thiết bị di động và máy tính để bàn, giúp cho số liệu vô cùng chính xác, đưa ra được chiến lược phù hợp thì website của bạn dễ dàng lên top tìm kiếm của google cũng dễ dàng hơn.
Công cụ kiểm tra tốc độ này được ưa chuộng bởi các chủ sở hữu website độc lập và chủ sở hữu doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Bởi nó cung cấp cho bạn kết quả giữa dữ liệu lý thuyết và dữ liệu thực tế. Nó cho phép người dùng đánh giá được sự liên quan giữa dữ liệu lý thuyết với hiệu suất, trong khi đó dữ liệu thực tế chỉ chứa dữ liệu về hiệu suất real-time mà khách truy cập trải nghiệm, các doanh nghiệp vừa rất dễ kiểm soát khi sử dụng công cụ này.
4. Công cụ Site Speed (Google Analytics) là gì?
Site Speed vốn là một phần mềm đánh giá, kiểm tra tốc độ web dựa trên ba khía cạnh cơ bản cấu thành lên hiệu quả hoạt động của website là thời gian tải trang, tốc độ thực hiện và thời lượng của phân tích. Các báo cáo thực nghiệm chỉ ra rằng tốc độ trả kết quả cho người dùng quả trang web là do thời lượng phân tích kết quả cộng với tốc độ thực hiện trả kết quả và tải lên trang web. Do đó nếu bạn đã nắm được các chỉ số chi tiết về các khía cạnh này từ đó đề xuất giải pháp cải tiến tăng hiệu suất tài nguyên cũng như các mẹo tối ưu hoá thì kết quả đạt được cao hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không sở hữu ngay cho mình công cụ Site Speed ngay thôi nào.
5. Công cụ Google Test My Site là gì?
Đây là công cụ kiểm tra tốc độ web cho thiết bị di động. Nó đang trở thành một công cụ hữu hiệu cho nhiều chủ website yêu thích sử dụng. Bởi sự linh hoạt, gọn nhẹ, tiện lợi của nó mang lại, khi ngày nay các thiết bị di động cá nhân như điện thoại di động, laptop cá nhân ngày càng phổ biến. Các trang web trên thiết bị di động cũng cần duy trì hiệu suất tương đương với máy tính để bàn. Bởi sự cạnh tranh với các trang web không phân biệt là nó được hoạt động trên điện thoại di động hay trên máy tính để bàn, máy chủ hay máy phụ, mục đích chính là tốc độ hoạt động tối ưu hơn là chiến thắng. Test My Site cho phép đo tốc độ của trang web cho thiết bị di động, đưa ra đánh giá thang điểm chuẩn so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó cung cấp báo cáo tùy chỉnh cùng với các đề xuất về cách cải thiện hiệu suất các trang, tăng hiệu quả cạnh trang cho website của bạn.
6. Công cụ YSlow
YSlow được nhận định là một công cụ nguồn mở phân tích trang web của bạn rất chính xác, sát với thực tế và đưa ra các đề xuất cải thiện tối ưu hiệu suất hoạt động của website. Nó cũng là công cụ miễn phí hoàn toàn với mã mở nguồn phân tích hiệu suất dựa trên 23 trong 34 quy tắc của Yahoo, đối với website có hiệu suất cao. Cũng có thể coi nó là một dạng plugin cho trình duyệt web và script dòng lệnh cho máy chủ (Node.js và PhantomJS.)
Ban đầu YSlow được triển khai từ Firefox cho nên, nó cho phép truy cập đầy đủ vào thông tin thành phần của trang thông qua Firebug Net Panel. Sau đó, bạn có thể vào trang web nào bạn muốn kiểm tra, nó sẽ phân tích và cung cấp cho bạn các điểm số và danh sách các hoạt động của trang web, hoạt động tốt như nào, hoạt động kém như nào, nên dễ dàng kiểm soát và cải thiện tình trạng này. So với hiệu quả mà nó mang lại cho trang web của bạn thì là một công cụ kiểm tra tốc độ miễn phí rất đáng để dùng thử phải không nào!
7. Công cụ Pingdom
Pingdom cho phép bạn không chỉ giám sát được hiệu suất, tốc độ của website, mà nó còn hỗ trợ bạn giám sát downtime. rất kỹ lưỡng và hiệu quả.
Với tính năng sử dụng tới trên 70 điểm bỏ phiếu đánh giá kiểm tra tốc độ website trên toàn cầu. Nó sẽ cung cấp cho bạn danh sách thông tin chi tiết về hiệu suất cũng như các yếu tố gây tắc nghẽn gây cản trở tốc độ trang web. Từ đó bạn nắm được và đưa ra các chiến lược cải thiện tình trạng phù hợp, hiệu quả.
Công cụ này có cả gói miễn phí và gói mất phí. Nên nếu bạn muốn kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng hơn, thì có thể mua gói trả phí. Gói trả phí này còn cung cấp thêm giám sát thời gian hoạt động, giám sát tốc độ trang, giám sát giao dịch, thông tin chi tiết của khách truy cập. Và nó cũng hỗ trợ luôn giám sát server, tính năng cảnh báo giúp bạn nhận được những vấn đề không tốt, hay biến cố, rủi ro gì ngay lập tức, dễ dàng nắm bắt tình hình và xử lý vấn đề nhanh hơn. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn gói đăng ký cho phù hợp.
8. Công cụ KeyCDN Website Speed Test là gì?
Với khả năng cho phép kiểm tra tốc độ website từ 14 địa điểm khác nhau. Nên cũng không có gì quá là ngạc nhiên khi KeyCDN được đánh giá là một công cụ test website thực tế tiềm năng.
Bên cạnh các tính năng kiểm tra tốc độ load, tải trang cho toàn bộ website, kiểm tra định vị địa lý, nó còn cho phép thực hiện kiểm tra các tấn công SSL FREAK. Từ đó đảm bảo an toàn cho SSL/TLS của trang web, thúc đẩy trang web hoạt động hiệu quả hơn.
9. Công cụ Dotcom-Monitor
Là một công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ website miễn phí, với chất lượng tuyệt vời. Dotcom phân bố tới 20 địa điểm kiểm tra trên toàn cầu. Nó hỗ trợ bạn đắc lực khi tiến hành test website dựa trên trình duyệt trên máy tính để bàn và thiết bị di động khác nhau. Đây cũng là một giải pháp nữa cho các website hoạt động trên các thiết bị di động. Cùng với ưu điểm của mình là có thể thu thập được thông tin tất cả các bài kiểm tra theo địa điểm, theo cùng một thời điểm. Đến cuối, bạn không phải nhận một cái báo cáo tổng quát không thôi đâu, mà nó vẫn sẽ cung cấp cho bạn những cáo hiệu suất và báo cáo waterfall riêng lẻ từ mỗi vị trí. Nên bạn hoàn toàn có thể đưa ra được những nhận định chi tiết và giải pháp phù hợp với từng vấn đề nhé.
10. Công cụ Dareboost
Tuy chỉ có khả năng thực hiện kiểm tra, giám sát hiệu suất từ 13 địa điểm với bảy thiết bị hỗ trợ thôi. Nhưng khả năng của Công cụ kiểm tra tốc độ website này thì rất đáng nể nhé! Nó cho phép mô phỏng kiểm tra tốc độ của website có quảng cáo và không có quảng cáo, kết hợp thêm chặn domain, để có thể tìm ra thủ phạm gây chậm trễ tốc độ load, giảm hiệu suất của trang web một cách nhanh nhất. Dareboost là ứng dụng cho phép hoạt động trên các thiết bị bao gồm nhiều loại thiết bị di động cá nhân khác.
Với Dareboost nó sẽ cung cấp bản báo cáo cho chủ website với các khuyến nghị chia thành nhiều loại. Cách chia nhóm như thế này giúp bạn dễ dàng biết được cái nào cần ưu tiên xử lý trước, cái nào làm sau. Như thế bạn có giải quyết vấn đề nhanh hơn mà không bị chồng chéo hay đan xen vướng mắc.
11. Công cụ Geek Flare
Cũng như bao nhiêu công cụ kiểm tra hiệu suất hoạt động của website khác.Geek Flare cung cấp cho người dùng, quản lý website các bản giám sát tốc độ trang web với tiêu chuẩn như mọi website speed test tool khác. Nó cho phép kiểm tra hiệu suất của trang web ngay trên thiết bị di động, dễ dàng từ nhiều điểm trên thế giới, hoặc trên máy tính để bàn tại văn phòng của công ty, doanh nghiệp. Bạn có thể làm việc linh hoạt tại nhiều địa điểm hay ngay tại nhà của mình. Các số liệu trong báo cáo của Geek Flare cung cấp bao gồm kích thước trang, ảnh chụp màn hình, số lượng yêu cầu theo loại và Time to First Byte…
12. Công cụ New Relic
Với xuất phát điểm của nó là công ty phân tích phần mềm. Nên cũng không khó khăn hay mất nhiều thời gian để New Relic nắm bắt hiểu rõ các hoạt động trong và ngoài lĩnh vực hiệu suất ứng dụng.
Đây là ứng dụng online cho phép bạn có thể kiểm tra miễn phí từ chín khu vực khác nhau. New Relic cung cấp gói dịch vụ với nhiều mức giá, có cả miễn phí và tính phí cho bạn dễ dàng lựa chọn phù hợp với điều kiện của công ty, doanh nghiệp. Nó có khả năng giám sát thay đổi linh hoạt, dễ dàng mô phỏng hành vi và vấn đề để có thể phân tích chính xác tác động kinh doanh của hiệu suất web. Với công ty, doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ giám sát mở rộng, cao cấp hơn thì hãy đăng ký gói tính phí của New Relic.
13. Công cụ LoadImpact
LoadImpact hoạt động dựa trên nguyên tắc, trên đám mây này chuyên về các vấn đề về hiệu suất web, ứng dụng và API. Nó cũng là một công cụ kiểm tra hiệu suất website, bằng dòng lệnh, mã nguồn mở, thời gian tải, qua đó phát hiện được các vấn đề phát sinh trong vòng đời của phần mềm, của trang web. Bản thân của LoadImpact cũng có cả bản miễn phí và bản mất phí. Nhưng bản mất phí cung cấp nhiều công cụ, nhiều tính năng cao cấp hơn so với bản miễn phí. Lựa chọn gói nào là phụ thuộc vào công ty, doanh nghiệp bạn.
14. Công cụ Web Page Analyzer
Khác với các công cụ, ứng dụng kiểm tra tốc độ load trang của website khác, thì web page Analyzer hoạt động dựa trên cơ sở tính toán kích thước trang, các thành phần khác ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của website, thời gian tải xuống, cũng như kích thước của các thành phần riêng lẻ trên trang web của bạn.
Các đề xuất chỉnh sửa hay tùy chỉnh đều được dựa trên dữ liệu hướng dẫn kích thước trang web, cũng như các xu hướng phát triển và phương pháp tối ưu hóa web.
15. Công cụ Image Analysis Tool (Cloudinary)
Là một công cụ đánh giá hiệu suất hoạt động của website. Image Analysis Tool cho phép đánh giá chính xác các vấn đề liên quan đến hình ảnh và kích thước, định dạng, cũng như chất lượng và mã hóa. Thực tế cũng đã chứng minh với các website chứa nhiều hình ảnh, kích thước tập tin lớn, cũng gây ảnh hưởng đến tốc độ và tình trạng tắc nghẽn của website khá nhiều. Nhưng không biết với chỉ số, kích thước ảnh ra sao thì xảy ra tình trạng trên thì cái này chỉ có Image Analysis Tool là kiểm tra và hỗ trợ bạn được.
16. Công cụ Monitis
Với công cụ này cho phép bạn có thể đo lường thời gian tải các yếu tố trên trang web. Đây cũng là một cung cụ mà bạn có thể dùng miễn phí. Điều này đã chứng minh qua các hoạt động thử nghiệm được tiến hành đồng thời tại các quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển như mỹ, các châu lục phát triển như châu Âu và châu Á. Tuy nhiên nếu công ty doanh nghiệp của bạn có nhu cầu hoạt động cao hơn, thì lên đăng ký gói trả phí thì phạm vi hoạt động giám sát của bạn cũng được mở rộng hơn: trên website, network, server và trên các ứng dụng. Nó cũng cho phép tiến hành giám sát và tùy chỉnh số liệu kinh doanh trên hệ thống bằng API.
17. Công cụ Chrome DevTools
Tuy không nằm cùng với nhóm công cụ Google PageSpeed Insights, nhưng đây cũng là một công cụ của google. Với chrome Dev Tools cho phép bạn cải thiện thời gian tải trang, loading của bạn. Chrome Dev Tools ra đời với mục tiêu xác định người dùng chính là nhà phát triển, nên các công cụ này giúp chẩn đoán sự cố nhanh chóng, sau đó đưa ra các đề xuất giúp chỉnh sửa trang nhanh chóng.
Chrome Dev Tools được tích hợp trực tiếp vào trình duyệt chrome đem lại sự thuận tiện và dễ dàng sử dụng. Bên cạnh đó trên trang chủ chính của công cụ này còn có hướng dẫn cho người mới dùng, hay mới bắt đầu con đường lập trình viên, cùng với các mẹo vặt công nghệ hữu ích giúp tăng hiệu quả hoạt động tối ưu cho website.
18. Công cụ GiftOfSpeed
GiftOfSpeed cho phép đánh giá hiệu suất, thời gian load của website bằng tám vị trí khác nhau. Cùng với cách sử dụng các bài kiểm tra tốc độ của GiftOfSpeed vừa nhanh chóng lại có hiệu quả cao. Từ đó bạn có thể nắm bắt kiểm soát tình hình hoạt động của trang web sau đó đưa ra được các biện pháp cải thiện phù hợp nhằm mục đích tối ưu hóa hoạt động của website. Hay bạn có thể trực tiếp cải thiện hiệu suất web của mình bằng các website speed test tools miễn phí khác như kiểm tra tối ưu hóa CSS, kiểm tra request bị hỏng và trình nén JavaScript.
19. Công cụ Uptrends
Uptrends sử dụng mười địa điểm khác nhau, để kiểm tra tốc độ, hiệu suất của website vừa miễn phí, mà lại có thể sử dụng trên các thiết bị cá nhân như thiết bị di động vô cùng thuận tiện. Nó cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh băng thông, trình duyệt website trong bài thử nghiệm, và các kết quả mang lại với độ chính xác thực tế rất cao. Cùng với các công cụ giám sát với tính năng bao gồm phạm vi về vị trí thử nghiệm rộng. Cảnh báo email và giám sát dashboard sẽ được gửi đến cho bạn khi gặp vấn đề cần xử lý, hay tìm được nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ load của trang web.
20. Công cụ BatchSpeed
BatchSpeed hoạt động kết hợp giữa API PageSpeed của Google và công cụ của BatchSpeed giúp việc thu thập dữ liệu website, nhiều URL và sitemap XML nhanh chóng trước khi tiến hành kiểm tra tốc độ.
BatchSpeed đưa ra các báo cáo với kết quả được sắp xếp theo tốc độ, kích thước, khuyến nghị hoặc mức độ ưu tiên. Bạn dựa vào đó để đưa ra lựa chọn cũng như giải pháp xử lý phù hợp hiệu quả.
Lời kết bài viết
Tốc độ tải trang, loading, hay hiệu suất hoạt động của website là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển sống còn của trang web, cũng là mối quan tâm hàng đầu của các chủ sở hữu website. Bởi hầu hết đa số khách hàng truy cập không có thời gian hay hứng thú với các websitesite chậm chạp trong việc tải nội dung trang web. Càng ngày thì hiệu suất tải trang web đang dần trở thành yếu tố đánh giá chất lượng phục vụ người dùng của website đó, khách hàng có trải nghiệm tốt hay hài lòng không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
Thời gian tải chậm làm giảm lượng khách hàng truy cập, dần già nó đẩy trang web của bạn xuống thứ hạng thấp nhất SERP, khiến cho việc lên top tìm kiếm của google rất khó khăn, thậm chí là không có cơ hội. Nếu bạn không tìm ra biện pháp hay công cụ hỗ trợ tăng hiệu suất hoạt động của website thì điều kể trên chỉ là việc sớm muộn. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá khi đã có rất nhiều công cụ hỗ trợ cải thiện tốc độ web, cái bạn cần là tìm hiểu và lựa chọn công cụ hỗ trợ phù hợp với trang web của mình thôi. Ví dụ nếu bạn đang tìm công cụ hỗ trợ tăng hiệu suất hoạt động của web, nhưng phải dễ dùng, tiện lợi thì có thể dùng các công cụ như PageSpeed Insights và Test My Site. Những công cụ trên đã được tích hợp với Google Chrome, mà lại còn được sử dụng miễn phí, vậy còn lựa chọn nào hoàn hảo hơn phải không bạn. Với các trường hợp mà nguyên nhân gây ra chậm load của trang web là do hình ảnh kích thước lớn, số lượng nhiều thì Image Analysis Tool là lựa chọn hoàn hảo với bạn. Nó giúp bạn cải thiện kích thước cũng như sắp xếp các hình ảnh với chất lượng tốt mà không làm mất nhiều thời gian tải. Với mục đích giám sát, tối ưu hóa hoạt động của website thì Pingdom và Monitis là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần kiểm tra các nguyên nhân gây ra tình trạng của web chậm là do đâu bằng các bài kiểm tra, test vừa đơn giản mà hiệu quả lại cao. Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi, sẽ giúp ích trong việc quản lý và vận hành trang web của mình hiệu quả, sử dụng tối ưu các lợi thế mà mình có để chinh phục khách hàng và thị trường kinh doanh rộng lớn này. Chúc các bạn thành công và luôn đồng hành cùng chúng tôi trong những bài viết và chia sẻ thú vị, hữu ích tiếp theo nhé! Hẹn gặp lại các bạn nha!