Hiện nay, xu hướng xã hội đang là đỉnh cao của công nghệ thì việc áp dụng các công cụ hỗ trợ vào thiết kế website để tối giản tiến độ và có sản phẩm chất lượng hơn là điều rất cần thiết. Và áp dụng Wireframe vào thiết kế website chính là một phương án cực hay và tuyệt vời khi bắt đầu xây dựng bất kì một dự án nào. Wireframes rất linh hoạt, nó cho phép người truy cập và khách hàng tập trung vào bố cục chính, điều mà bản phác thảo muốn thể hiện mà không phải bận tâm đến các chi tiết không quan trọng. Tập trung vào đúng trọng tâm điều mà khách hàng quan tâm để định hướng nhu cầu của mình.
Nội dung bài chia sẻ hôm nay, WIO sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn Wireframe là gì, các cách thiết lập wireframe hiệu quả. Để không lãng phí thời gian, các bạn hãy click ngay dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa Wireframe
Wireframe là công cụ vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế, xây dựng và phát triển của sản phẩm. Nó giữ vai trò như là khung xương hay cấu trúc dây để phát triển sản phẩm. Trong quá trình thiết kế website, ở giai đoạn cấu trúc thì wireframe chính là công cụ trực quan để thiết kế. Nó thường được dùng để bố trí, sắp xếp nội dung và các chức năng trên một trang web. Không dừng lại ở đó, nó còn tham gia quá trình thiết lập cấu trúc cơ bản của trang web trước khi bản thiết kế vào giai đoạn thiết kế trực quan. Và quá trình đó sau cùng vẫn phải cần được tạo lập, bổ sung và hoàn thiện nội dung.
Hiểu một cách đơn hơn thì Wireframe chính là các bố cục trắng đen được phác thảo sơ khai dựa theo: kích thước; các vị trí cụ thể tương ứng với từng thành phần và tính năng của trang web; các khu vực chuyển đổi hoặc các sự điều hướng cho trang web của bạn. Bố cục chính, nội dung tập trung của wireframe là các cấu trúc của trang web, khung xương sống cốt lõi của trang. Nó rất đơn thuần, chỉ là một cấu trúc tổng đen trắng, không pha lẫn màu mè hay các lựa chọn đa dạng về phông chữ/ logo hay bất kỳ một thiết kế nào khác.
Xem thêm: Mockup là gì?
Phân biệt và sử dụng Wireframe
Mục đích mà Wireframe hướng đến đó là hỗ trợ và phụ ứng cho các vấn đề phát sinh thêm trong quá trình thiết kế giao diện web. Hơn nữa, Wireframe còn là một bố cục của một trang web, nó thể hiện bộc bạch tất cả những yếu tố sẽ tồn tại trên các trang tính chính của giao diện web. Đây là một phần quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thiết kế tương tác. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ định nghĩa về Wireframe, nó chỉ đơn thuần như là Sketch chứ không phải là một bản phác thảo, bản nháp nào cả… Và những bản thảo hay bản nháp, bản phác họa,… cũng không được gọi, không được mặc định là Lo-fi Wireless
Nhìn vào hai bản phác của Sketch (hình bên trái) và Lo-fi wireframe ( hình bên phải) thì có thể bạn sẽ chẳng tưởng tượng ra những chức năng hay vị trí, vai trò các thành phần ra sao nếu bạn là người có rất ít hoặc không có kiến thức về thiết kế web thì rất khó mà đọc ra được. Đối với dân học thuật về thiết kế thì sẽ nhìn ra ngay ở bản Lo-fi wireframe những vị trí, chức năng hay vai trò các thành phần dù đó là những nét vẽ tưởng chừng rất vô nghĩa. Còn với hình Sketch (hình bên trái), thì dù là dân chuyên thiết kế cũng khó mà nắm bắt được ý đồ cụ thể UX
Bạn có thể tham khảo thêm UX/UI cần những kỹ năng gì và vai trò của designer trong công ty qua trang chủ của WIO nhé!
Wireframe không chỉ đơn thuần là thảo luận rồi từ những thống nhất chung đó phác, vẽ ra các chức năng. Đó chỉ được xác định là Sketch, không phải Wireframe. Khi mà đến giai đoạn thực hiện UX dựa trên một quyết định tổng thể chung, thì cái quyết định tổng thể chung, sự thống nhất đó bước đầu mới được gọi là Wireframe.
Mục đích mà Wireframe hướng tới trước tiên phải kể đến là vai trò cung cấp sự hiểu biết, lột tả nội dung trực quan đầu tiên của một trang web cho người dùng. Tiếp đến chính là sự thu hút, tạo ấn tượng để nhận được sự đồng tình, thống nhất của các bên có liên quan cùng với sự tán thành của nhóm dự án trước khi tiến hành đến giai đoạn sáng tạo nội dung web. Ngoài ra, Wireframe cũng được ứng dụng để tạo điều hướng và đảm bảo cho những thuật ngữ cùng các cấu trúc nội dung được dùng cho trang web nhằm đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của người sử dụng.
Lợi thế và khó khăn của Wireframe
Lợi thế
Wireframe có những ưu điểm gì mà được giữ vai trò quan trọng như vậy? Cùng chúng tôi phân tích những điểm mạnh của nó ngay sau đây.
WireFrame có khả năng cung cấp một hình ảnh trực quan, tổng thể bao quát nội dung web mà người thiết kế muốn thể hiện trong thời gian ngắn nhất và nó được sử dụng để xem xét đàm phán với khách hàng để đưa đến một cái tổng thể quyết định chung. Khái quát về wireframe trên góc độ thực tế thì nó đảm bảo rất đầy đủ các nội dung và chức năng của trang web trên cơ sở định vị chính xác dựa theo những nhu cầu, mong muốn của người dùng và của doanh nghiệp. Đây là một lợi thế lớn nhất mà cấu trúc wireframe đem đến cho trải nghiệm người dùng.
Khi dự án được vào giai đoạn triển khai, phát triển thì nó lại giữ vai trò như một cầu nối chung hỗ trợ sử dụng giữa các thành viên của nhóm phát triển để có cái nhìn tổng quan và thống nhất về tầm nhìn, về phạm vi hoạt động của dự án.
Khó khăn
Khách hàng cũng không dễ dàng nắm bắt, cập nhật được khái niệm/thuật ngữ về wireframe bởi các wireframe không chứa đựng bất kỳ một thiết kế hay yêu cầu về kỹ thuật nào. Đến các nhà thiết kế web cũng sẽ phải dịch wireframe thành một thiết kế thì mới có thể trao đổi với khách hàng và hoạt động nhóm dễ dàng được. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thi công dự án web, cần phải có sự phối hợp ăn ý giữa người thiết kế và copywriter để thống nhất tạo ra phần nội dung website cho phù hợp.
Lý do nên sử dụng Wireframe
Từ những ưu điểm mà Wireframe mang lại thì đây đúng là một công cụ bạn không nên bỏ qua. Bạn nên ứng dụng nó vào quá trình thiết lập website của mình bởi;
- Nhờ vào ưu điểm có khả năng hiển thị tổng quát rõ ràng và truyền tải trực quan: Khi thiết lập web thì mọi bản vẽ đều thể hiện những bộ phận, chức năng, vị trí bằng ngôn ngữ lập trình hay những ký tự chuyên ngành,… tất cả tạo thành một bản vẽ được tổ chức thực hiện một cách vô cùng trừu tượng mà không phải ai cũng hiểu được. Trong khi đó, với Wireframe thì những bản chất trừu tượng, phức tạp đó đều được biến đổi thành một đối tượng – object cụ thể, rõ ràng và đơn giản hơn, dễ hiểu hơn dễ nhận biết.
- Khả năng tiếp cận và phản ánh, đánh giá các tính năng của một trang web chính xác: Đôi khi dù khả năng thuyết trình của bạn có lưu loát, trôi chảy đến đâu thì cũng sẽ có lúc có những vấn đề bạn không thể truyền tải được hết những nội dung, ý tưởng mà mình muốn khách hàng hiểu. Nhưng với Wireframe với khả năng tiếp cận đích một cách nhanh chóng chuẩn xác và mô tả đầy đủ cụ thể, cung cấp các thông tin mạch lạc về cách vận hành của các tính năng cùng với mức độ hữu dụng mà chúng mang lại. Từ đó, khách hàng hiểu đúng về những gì mà bạn muốn truyền đạt và sẽ đưa ra các quyết định khách quan nhất lựa chọn tính năng nào phù hợp với nhu cầu và quyết định loại bỏ những tính năng nào chưa thật sự cần thiết đối với trang web của bạn.
- Sự ưu tiên về khả năng sử dụng: Wireframe hoạt động với khuynh hướng đẩy khả năng sử dụng lên hàng đầu. Quan tâm đến việc nhận diện nó một cách đầy khách quan về: đường dẫn chuyển đổi, đặt tên cho liên kết, vị trí các điều hướng,… Quan trọng hơn nữa là wireframe có khả năng chỉ ra những lỗ hổng, thiếu sót trong kiến trúc của trang web. Điều này rất hữu ích, bạn không phải quá mất nhiều thời gian cho việc rà lỗi, đồng thời sẽ giúp bạn kiểm soát tốt được những rủi ro có thể xảy ra, có phương án xử lý kịp thời, giảm nguy cơ lỗi web, có những giải pháp back-up một cách tối ưu nhất có thể.
- Điểm cuối cùng bạn cần biết đó là khả năng tối ưu hóa thời gian cho quá trình thực hiện thi công dự án: Wireframes đảm bảo trong một bước thực hiện bạn có thể kết hợp những khía cạnh đa chiều về các ý tưởng sáng tạo và thương hiệu của trang web. Nhờ có khả năng này mà bạn có thể cập nhật những phản hồi của khách hàng sớm nhất trong quy trình. Theo đó, bạn cũng sẽ có những giải pháp tối ưu phù hợp nhất để làm hài lòng khách hàng của mình. Ngoài ra, Wireframe còn giúp người dùng tính toán các vấn đề về thiết kế nhiều hơn, khiến mọi thứ trở nên rõ ràng, cụ thể nhất và người sử dụng cũng thoải mái vì luôn trong tư thế chủ động.
Nếu bạn còn đang băn khoăn có nên sử dụng wireframe vào thiết kế website của mình hay không thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ WIO ngay để các chuyên gia ngành tư vấn, hỗ trợ bạn.
Những thuật ngữ về Wireframe
Bất kỳ một hoạt động khoa học chuyên ngành nào đó thì cũng sẽ có những thuật ngữ riêng dùng để mô tả nội dung, cấu trúc hay vận hành,… của hoạt động đó. Khi xét trong một phạm trù nhất định, bạn sẽ thấy được mối liên hệ mật thiết hòa hợp giữa nó và các thuật ngữ có liên quan. Thuật ngữ Wireframe, Mockups và Prototype là 3 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, chúng mang lại vai trò và có mục đích khác nhau đối với quá trình thiết kế.
Wireframes chính là những minh họa đơn giản, là phần thô của cấu trúc và các thành phần cấu tạo nên một trang web. Các thành phần đó là các yếu tố đồ họa gồm: những đường nét thẳng cong, hình hộp, các nét vẽ đoạn với gam màu đen, trắng,… Wireframe hỗ trợ cung cấp những mô tả, hướng dẫn cụ thể nhanh chóng, giúp bạn sớm có định hình chính xác ngay từ ban đầu và hiệu chỉnh thiết kế chuẩn xác tránh mất nhiều thời gian cho những thêm- xóa- sửa- lưu.
Mockups là cấp độ tiếp theo/ bậc cao hơn của Wireframe. Các yếu tố thiết kế trực quan là đối tượng đích tập trung của nó. Mockups bắt đầu đi vào chỉnh sửa các yếu tố đồ họa tinh tế thay cho những tông màu nhạt nhẽo, thiếu tính thẩm mỹ. Tại bước này, chính là làm nên màu sắc riêng của thương hiệu, phong cách riêng của mỗi doanh nghiệp. Hay nói cách khác, Mockup chính là sự diễn giải của các ngôn ngữ hình ảnh thương hiệu, diễn tả hình ảnh thương hiệu đầy màu sắc.
Prototype được ứng dụng vào giai đoạn trước khi lập trình logic trên một trang web. Nó thể hiện bố cục trang web semi-functional của một mockup nhằm mang đến những hình ảnh chân thực, ấn tượng, tạo cái nhìn sâu sắc hơn về các chức năng của trang web trước khi nó được xây dựng.
Với mục đích hiển thị cách hoạt động của giao diện người dùng, thông thường nguyên mẫu prototype được tạo bằng HTML/CSS, thậm chí còn được tạo bằng JavaScript.
Mức độ trung thực
Tính chân thực luôn là yếu tố mà bất kỳ một nhà sáng tạo nào cũng hướng tới và mong muốn truyền đạt đến những người xem. Khi mà mọi thiết kế đã lên bản vẽ giấy hay vẽ máy thì tính chân thật, trung thực luôn đảm bảo sự diễn tả nội dung một cách đầy đủ nhất đến các khách hàng của bạn. Theo đó, dựa trên những ý định ban đầu và những nhu cầu hiện tại mà bạn nên linh động trong việc thay đổi các mức độ chi tiết và mục tiêu của Wireframe.
Block diagrams là gì?
Block diagrams có vai trò thể hiện chính xác những thông tin cơ bản nhất về một Wireframe, nó bao gồm những thông tin về: khung bố cục, tất cả các chứng năng cơ bản và đầy đủ các loại nội dung mà bạn muốn diễn giải đến người đọc.
Tại đây, bạn có thể thỏa sức thiết lập một hệ thống phân cấp thông tin, chỉnh sửa kiểu chữ, lựa chọn thêm bớt các văn bản- nội dung, tùy chỉnh các kích thước cho phù hợp để có thể nhấn mạnh nội dung một cách cực kỳ đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không nên quá đi sâu vào các chi tiết. Bởi việc đề cao tính tổng quát, cái nhìn tổng thể vẫn luôn tốt hơn là không lột tả hết cái nội dung chính, làm mờ bố cục tổng thể của Wireframe.
Grey boxes là gì?
Grey boxes mang đến một gam màu xám trung tính vô cùng hợp lý để làm nổi bật bố cục tổng thể, không những thế nó còn giúp bạn tiết kiệm thời gian tối đa cho việc lựa chọn màu sắc, đây là một lựa chọn tốt bạn không nên bỏ qua. Với cách làm này, sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra được cách bày trí tổ chức nội dung và User Flows dễ dàng và nhanh chóng.
Bạn cần tư vấn về Flow, có nên sử dụng Flow không và sử dụng nó như thế nào trong React thì gọi ngay WIO để nghe tư vấn nhé..
Tìm hiều về High-Fidelity Text
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc muốn truyền tải sự chân thật một cách tốt nhất thì High-Fidelity Text chính là chân ái. Cách thức này chuyên tạo ra những mang tính chất-nội dung- màu sắc chân thật đến từng chi tiết. High- Fidelity Text không đào quá sâu vào từng chi tiết đồ hoạ, nó thực hiện làm đầy nội dung bằng cách điền những đoạn văn chân thật (không phải “lorem ipsum”), chiều dài của đoạn văn, các font chữ Chuẩn chỉ,…
Tìm hiểu về High-Fidelity Color
Tương tự như High- Fidelity Text thì High – Fidelity color cách thức giúp bạn có thể có thêm những màu sắc vào background, nút, đoạn văn nhằm làm nổi bật các hành động mong đợi hoặc User Flows. Và cũng lưu ý rằng bạn đừng quá sa đà vào các yếu tố chi tiết, đừng để mất nhiều thời gian và bị phân tâm mất tập trung vào các yếu tố chi tiết này. Điều này chẳng những không làm thiết kế của bạn ấn tượng hơn đâu mà còn sẽ khiến cho người xem bị mất tập trung, rối loạn thị giác bởi màu sắc và các yếu tố quá nhiều.
Tìm hiểu về High-Fidelity Media
Với cách thức này, bạn có thể cân nhắc điều chỉnh các chi tiết đồ hoạ một cách hợp lý, hợp mắt nhờ vào khả năng chèn hình ảnh, chèn video hoặc chèn bất kể một cái gì đó tương tự. Bạn sẽ dễ dàng hạn chế được các chi tiết đồ họa để tránh làm mờ bố cục chính, rối mắt. Cách làm này cũng góp phần vào việc nhấn mạnh, tô màu nội dung, tác động mạnh mẽ đến các cấu trúc và tổng thể hệ thống phân cấp thông tin.
Để thiết kế web hiệu quả cần xây dựng các bước Wireframe design sau
Thiết kế Wireframe nghe thì cảm thấy rất khó khăn khó hiểu nhưng đi vào thực hiện thì lại khá là nhẹ nhàng. Đây là một bước cực kỳ quan trọng trong bất kỳ quá trình thiết kế một giao diện nào.
Nó trông khá giống một bản thiết kế kiến trúc, một dự án. Việc phải làm là bạn trình bày, thể hiện nó rõ ràng đầy đủ trong sơ đồ đen trắng trước khi đi vào hoạt động-xây dựng cấu trúc hoàn chỉnh. Tương tự như mọi xây dựng thiết kế khác thì đối với một thiết kế giao diện/bộ mặt web, bạn cũng cần phải nắm vững các bước thực hiện, các khâu tổ chức bố cục, nội dung,…
Wireframe bao gồm nhiều các trạng thái khác nhau như: nút bấm hay các hành vi của menu. Điều đó giúp nó xác định chính xác cách mà những người dùng tương tác- làm việc với giao diện.
Thiết kế wireframe chính là một cách làm hiệu quả để có thể tạo ra sự tương tác với giao diện web trực quan. Đặc điểm ưu việt của cách này đó là nó không bị phân tâm, ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: màu sắc, kiểu chữ,…
Để thiết kế một Wireframe hiệu quả, bạn cần hoàn thiện 9 bước làm đơn giản như sau:
Bước 1: Đi tìm và khai thác những cảm hứng
Dựa trên những nhu cầu, mong muốn từ khách hàng mà bạn sẽ hình thành lên những ý tưởng ban đầu. Từ đó phát triển những ý tưởng đó, chính sửa rèn giũa cho những ý tưởng trở hay ấn tượng sắc bén thân thiện với người dùng. Đây cũng chính là điều đầu tiên bạn cần phải hoàn thành tốt trước khi muốn làm tốt được các bước tiếp theo. Bạn có thể vẽ ra hàng trăm nghìn từ ngữ khác nhau qua một bức ảnh. Và chú ý theo dõi và cố gắng nắm bắt được cái nội dung cốt lõi để nhanh chóng có cái nhìn trực quan, tổng quát về cái cách mà các nhà thiết kế đang tiến hành các quy trình thiết kế Wireframe ra sao?
Để ghi nhớ các bước quan trọng cần lưu ý bạn có thể sử dụng các phần mềm đánh dấu bookmark trên trình duyệt để làm nổi bật những điều quan trọng lại khá tiện dụng.
Và một điều vô cùng thú vị mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đó là nếu như bạn chăm chỉ chú ý quan sát liên tục những điều mà các nhà thiết kế hay các trang web đang làm cho Wireframe của họ, thì chắc chắn bạn sẽ dần hình dung ra cách Wireframe giúp tổ chức thông tin cho giao diện như thế nào, cách hoạt động và làm việc của nó. Từ đó xác định cho mình một định hướng vững chắc hơn.
Bước 2: Tạo ra quy trình rõ ràng và khoa học
Thiết kế chính là một quá trình được tổ chức chặt chẽ bài bản. Bạn phải xác định đúng các quy trình/ bước sẽ phải làm nếu như bạn muốn phát huy những ý tưởng những thế mạnh của mình đầy đủ. Chúng tôi cung cấp đến bạn một số sơ đồ cho thấy một số quy trình điển hình để bạn tham khảo và dễ hình dung hơn:
Dựa vào sơ đồ chúng tôi cung cấp và vốn kinh nghiệm từng trải của cá nhân, bạn hãy cân nhắc lựa chọn nên hay không nên chọn bất kỳ một Framework HTML/CSS nào để ứng dụng vào các dự án của mình. Hãy bình tĩnh lựa chọn kỹ càng các quyết định, quá trình nào mà bạn cảm thấy rằng nó phù hợp nhất với dự án của bạn. Đôi khi, để có thể đánh giá khách quan nhất về mức độ mang lại hiệu quả của các quy trình nào cao nhất thì bạn hãy tự mình thử nghiệm. Bạn có thể không có quá nhiều kỹ năng, hay thậm chí là không cần quá giỏi trong việc phát thảo, chỉ là bạn cố gắng để tự xem xét, đánh giá cả một hành trình. Đó mới chính là cơ sở vững chắc, đảm bảo nhất để bạn có thể phát triển quy trình như dự tính của riêng mình.
Một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung đó là sử dụng illustrator như một công cụ thiết yếu để thiết kế wireframe bởi các đặc điểm vượt trội như:
- Bạn có thể làm việc lưu- sửa- xóa- thêm các phong cách mà bạn thấy hợp lý, phù hợp với người dùng, mang phong cách của riêng người dùng trong từng thiết kế, và sử dụng được chúng tốt trong suốt chặng đường còn lại tương tự như làm việc với CSS.
- Việc chỉnh sửa, co hay giãn đối tượng đều có thể thực hiện vô cùng đơn giản và bạn cũng có thể làm bất cứ lúc nào trong suốt quá trình thiết kế.
- Phối hợp nhuần nhuyễn, chuyển đổi linh hoạt với photoshop
- Ngoài công cụ này ra, bạn có thể sử dụng các công cụ khác ( chúng tôi cũng đang dùng công cụ khác) và mọi điều chỉnh nó lại phụ thuộc vào chủ yếu tình huống bạn đang làm của dự án. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở bài viết sau nhé. Hoặc bạn có thể liên hệ ngay với WIO để có câu trả lời nhanh nhất.
Bước 3: Lựa chọn sử dụng Wireframe tool một cách thông minh
Để có một thiết kế hiện đại, cho ra một sản phẩm chuyên nghiệp như mong đợi thì điều quan trọng không thể thiếu đó là bạn phải có những lựa chọn sử dụng các công cụ thông minh. Chúng tôi gợi ý cho bạn một vài công cụ phổ biến hiện nay mà chúng tôi đánh giá tốt để bạn tham khảo sử dụng xây dựng Wireframe trong UI UX. Trước hết, hãy cùng chúng tôi điểm danh qua 3 công cụ rất được ưa chuộng bởi các designer áp dụng vào trong thiết kế wireframe:
1. Wireframe app Omnigraffle
Omnigraffle là một công cụ rất được yêu thích, được lựa chọn sử dụng nhiều bởi những người dùng Macbook. Nó cũng có chứa một ngân hàng các đóng góp từ dữ liệu thực của những người dùng và được hỗ trợ đầy đủ, rộng rãi bao gồm tất cả các thành phần có thể tái sử dụng lại.
Omnigraffle hoạt động với rất nhiều các tính năng hiệu quả khác như là tự động của bố cục, các kiểu đối tượng tùy biến, các smartguide,… Những tính năng này đều góp phần hoạt động tốt, có mặt trong bộ phần mềm Adobe CS. Nếu bạn không có bộ phần mềm CS thì Omnigraffle là lựa chọn tối ưu về chất lượng và tối ưu cả về chi phí (bạn chỉ mất khoảng 100$) để tạo ra Wireframe chi tiết hiệu quả.
2. Phần mềm Axure
Công cụ Axure được xem là người đi đầu trong các công cụ hỗ trợ tốt cho thiết kế Wireframe chuyên nghiệp, hiện đại. Tuy nhiên, một điều hạn chế là công cụ này chỉ mới xuất hiện trên hệ thống điều hành Windows. Mặc dù là công cụ mới được đưa và sử dụng, nhưng sức ảnh hưởng của nó đến ngành công nghiệp thiết kế web thì không thể phủ nhận. Bởi những lợi ích vi diệu mà nó mang lại, các tính năng cực kỳ thông minh, ưu việt đặc biệt là Dark mode của Axure – một tính năng vô cùng tuyệt vời mà bất kỳ người trải nghiệm mới nào cũng phải hài lòng vì nó.
3. Phần mềm Illustrator
Adobe Illustrator quá đỗi quen thuộc với các designer. đây là công cụ xuất hiện khá lâu rồi và cũng rất được yêu thích bởi các nhà thiết kế web. Nó có những điểm mạnh riêng nhất định mà không bị lẫn với các công cụ khác. Với tốc độ tạo ra các wireframe rất nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm và độ phức tạp đặc thù của mỗi thiết kế web. Với khả năng xuất sang định dạng PSD với các layer có thể chỉnh sửa tùy ý dễ dàng chính là ưu điểm nổi trội của illustrator. Hơn nữa, công cụ này còn hỗ trợ các chức năng sao chép hiệu quả và gián hữu hiệu cho photoshop; kiểm soát typography một cách chặt chẽ mà bạn có thể lưu sau mỗi lần điều chỉnh; cho phép chỉnh sửa và tái sử dụng mạnh mẽ.
Bạn tham khảo mẫu giao diện làm việc của Adobe Illustrator ở bên dưới đây nhé. Ngoài các công cụ được ưa chuộng bởi các designer thì dưới đây là những công cụ cũng rất phổ biến bạn có thể tham khảo thêm bên dưới đây.
4. Phần mềm Indesign
Indesign có những lợi thế riêng mà các công cụ khác không có. Bởi vậy mà nó thu hút được rất nhiều người dùng. Đặc biệt là khả năng tạo ra các nguyên mẫu có tính tương tác với độ chuẩn xác rất cao. Nó cũng có những điểm mạnh khá là tương đồng với Adobe Illustrator. Đó là khả năng kiểm soát typography vô cùng mạnh mẽ, so với Illustrator thì Indesign có khả năng kiểm soát typography tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nó hỗ trợ các master page siêu giỏi. Càng ngày nó càng cải tiến hơn, để thông minh hơn, phù hợp với thời đại hơn. Nổi bật là có khả năng tạo ra những nguyên mẫu có tính tương tác tốt.
5. Phần mềm Balsamiq
Một trong những công cụ hữu dụng được giới thiết kế đánh giá cao phải kể đến Balsamiq. Không những thế, nó ngày càng trở nên phổ biến, được yêu thích khi các Wireframe được tạo ra ngày càng giống với các bản thảo chuyên nghiệp. Công cụ này như một kho chứa khổng lồ, chứa đựng cả các thành phần có thể tái sử dụng. Điều này làm nó trở nên nổi bật, cuốn hút hơn so với các công cụ khác.
Đặc biệt nó còn rất tiện dụng ở chỗ bạn có thể sử dụng nó trên hầu hết các nền tảng khác nhau như: Mac, Windows hay là Linux. Hơn nữa, Balsamiq còn hỗ trợ bạn làm việc trên đám mây nhờ vào một phiên bản web mà nó tạo ra. Tính phổ biến của nó khá cao, các ứng dụng của bên thứ ba như iMockups cho iOS cũng hỗ trợ cho việc thiết lập ra các định dạng Balsamiq.
6. Phần mềm Flairbuilder
Flairbuilder là một công cụ sản phẩm mới được sáng chế ra với mục đích hỗ trợ mạnh mẽ cho các tương tác. Giúp các tương tác diễn ra trơn tru hơn, hạn chế các sự có xảy ra.
Hơn thế nữa, nó có một thư viện khổng lồ chứa đựng các thành phần, hỗ trợ mạnh mẽ các master page. Bạn cũng có thể xuất ra nguyên mẫu để xem trực tuyến một cách đơn giản, không mất nhiều thời gian.
Nếu bạn đang có chút lo lắng về các phần mềm desktop chưa phải là những lựa chọn xuất sắc hay bạn chưa thực sự hài lòng với những gì nó thể hiện. Bạn hãy yên tâm vì còn khá nhiều những ứng dụng trực tuyến hữu ích để bạn tham khảo lựa chọn, cụ thể:
7. Phần mềm wireframe free Keynote/Powerpoint
Với những tính năng nổi bật, ưu việt và tốc độ làm việc nhanh chóng khiến cho người dùng rất thích keynotepia. Nó mạnh ở khả năng chuyển đổi các ứng dụng thuyết trình của bạn thành những công cụ để phục vụ cho thiết kế nguyên mẫu chuyên nghiệp, nhanh nhất. Từ đó, đã thúc đẩy tạo ra các mockup của ứng dụng di động, web và desktop. Không những thế, Keynotepia còn hỗ trợ cung cấp miễn phí các template powerpoint cho những người không sử dụng mac.
Fireworks là gì?
Fireworks vô cùng tối ưu và nhanh nhạy khi có thể tăng hiệu suất tối đa làm việc trên toàn bộ cả quá trình thiết kế. Nó hỗ trợ từ những Wireframe cơ bản cho đến các giao diện đầy đủ, hoàn thiện. Fireworks làm việc như các template, tham gia hỗ trợ mạnh mẽ các master page tái sử dụng được trên các trang web con. Ngoài ra, Fireworks còn có khả năng cho phép bạn thiết lập ra các nguyên mẫu có tính tương tác cao.
Bước 4: Tạo một Grid
Để có thể thiết lập một Grid hiệu quả mà ít xảy ra lỗi hệ thống thì điều đầu tiên phải có là bạn nắm được những kiến thức về nó. Hiểu một cách đơn giản về Grid, nó là một hệ thống hoạt động theo một cách tổ chức có cấu trúc rõ ràng. Nó khá đơn giản trong việc bố trí các thành phần và cho người dùng sử dụng dễ dàng không phức tạp.
Ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung đó là với các bạn sử dụng Illustrator để tiến hành thiết lập. Việc làm đầu tiên đó là bạn phải thiết lập các kích thước tài liệu đúng theo định hướng. Trường hợp cụ thể hơn là khi bạn chọn kích thước 1280 x 900. Thì với lựa chọn này sẽ cho phép sự co giãn giữa các độ phân giải di động có thể lên mức tối đa là 1140 pixel.
Khi mọi thứ đã hoàn tất không có lỗi gì, bạn cần đặt template đã tải về từ CSS grid lưu vào tài liệu của bạn.
Bước 5: Xây dựng bố cục với các ô
Sau khi thiết lập thành công Grid, dựa trên nền tảng của grid bạn hãy tưởng tượng và sắp xếp các mục thông tin, các vị trí, khoảng kích thước và vẽ các ô mô phỏng trên Grid. Lúc này bạn có các cấu trúc ô đơn thuần, để lấp đầy nội dung bạn cần quan tâm đến thứ tự xuất hiện các thông tin mà bạn muốn thể hiện, diễn giải với người xem. Nhắc bạn một trình tự hoàn hảo nhất, giảm thiếu sót, nhầm lẫn đó là bạn sẽ bắt đầu đi từ trên xuống dưới, xong sau đó là đi từ trái sang phải một cách lần lượt, tuần tự. Để hình dung rõ hơn, bạn tham khảo ví dụ mô tả bên dưới đây.
Tùy vào từng mục tiêu hay đối tượng cụ thể thực tế mà bạn có thể điều chỉnh sáng tạo với bố cục sao cho hợp lý.mặc dù điều chỉnh các thông tin nhưng thứ bậc của các thông tin trong đầu vẫn giữ nguyên không đổi. WIO lấy ví dụ cụ thể để mô phỏng vấn đề này qua hình vẽ dưới đây cho bạn tham khảo nha:
Bước 6: Xây dựng thứ bậc thông tin với Typography
Bạn hoàn toàn có thể đánh giá tương đối chính xác các thông tin có được cấu trúc tốt hay không, nó nằm ở mức độ nào có thể chấp nhận được hay không bằng cách điền vào các ô đã được sắp xếp hợp lý một vài nội dung. Sau đó, việc của bạn là chờ và xem kết quả có như ý không. Một nguyên tắc cần phải lưu ý cẩn thận là nằm ở sự giống nhau. Nghĩa là những thông tin mà bạn muốn đưa lên, truyền tải cho người xem phải cụ thể, rõ ràng, cho dù là thể nó trong một Wireframe đen trắng đơn thuần.
Vì trên một phông nền không thay đổi màu sắc hay các định dạng form chữ đánh dấu khác biệt, nên để giúp bạn có những lưu cụ thể, chúng tôi mách bạn một bí quyết ở bước này đó là áp dụng các kích thước phông chữ khác nhau. Cách này giúp bạn và cả những người xem có thể phân biệt các cấp độ thông tin khác nhau dễ dàng, chính xác. Không phải mất công thuyết trình quá nhiều và tránh nhầm lẫn.
Mặt khác, bạn cũng bổ sung đầy đủ các thông tin chi tiết vào bản mô phỏng. Theo đó, bạn có thể nhận ra được bố cục ban đầu có hoạt động hiệu quả, hợp lý hay không. Đó cũng là toàn bộ vấn đề cần lưu ý của quá trình thiết kế Wireframe, dù chỉ là những chi tiết nhỏ thôi nhưng nếu như bạn làm không đúng quy tắc hay bị phân tâm thì khi xảy lỗi sẽ rất mất thời gian tìm lỗi chứ chưa nói đến sửa chữa.
Ví dụ mô tả cụ thể cho vấn đề này được thể hiện ngay dưới đây.
Bước 7: Làm việc với dãy màu xám
Mới nhìn thì có thể sẽ có nhiều ý kiến cho rằng: một gam màu xám nhạt nhẽo, không thể lột tả được hết những ý mà bạn muốn truyền tải, không có màu sắc bắt mắt không khơi dậy cảm hứng,… Tuy nhiên, chỉ những người trong ngành thiết kế làm việc với cường độ màu gray này mới thấy được những lợi ích khổng lồ không thể thay thế được của nó mang lại. Khi tận dụng tối đa dãy màu xám giúp bạn dễ dàng có thể xác định được cường độ trực quan của các thành phần. Những gam màu trung tính không làm rối mắt, tăng độ tập trung lên cao nhất.
Bước 8: Mức độ chi tiết cao của Wireframe
Ở bước này, là bạn đã gần hoàn thiện xong một khung wireframe hiệu quả rồi đó. Đến giai đoạn này, bạn cần nhanh chóng nâng cao và tối ưu hóa toàn bộ quá trình tổ chức wireframe của mình. Điều này là không bắt buộc nhưng để đảm bảo hiệu suất của cả quá trình sáng tạo thiết kế, chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc thực hiện. Việc lên chi tiết lấp đầy nội dung cho một Wireframe cũng rất là thiết yếu. Đồng nghĩa với việc bạn cần bổ sung nhiều chi tiết hơn, làm nội dung cụ thể hơn. Việc bây giờ bạn cần hoàn thiện tiếp là điền các bản sao thực tế vào Wireframe, song song với đó là cố gắng xác định kích thước phông chữ lý tưởng sao cho bố cục tổng thể đẹp mắt và dễ nhìn:
Tuy nhiên, việc không sử dụng màu sắc không phải là tuyệt đối. Bạn vẫn có thể để nó liên quan đến màu sắc. Tuy nhiên việc vận dụng màu sắc vào phải thật sự cân nhắc các yếu tố cần- đủ để hướng tới cái tổng quan hợp lý cho cả người thiết kế và cả người thường thức:
Nếu bạn muốn mình nhanh chóng thoát khỏi chế độ phác thảo hoặc thử nghiệm ở giai đoạn trực quan hay viết code này thì cách hữu hiệu nhất đó là bạn nên làm lặp lại các chu kỳ: phản hồi <->thiết kế wireframe. Bên cạnh đó, để giảm tải sự rối nhiễu thông tin, thì tốt nhất bạn hãy bỏ qua hoặc làm đơn giản nhất có thể việc xác định quá nhiều chi tiết. Mà hãy tiến đến luôn vào giai đoạn thiết kế nguyên mẫu có tính tương tác (đó là 37signals). Hiểu một cách nôm na là bạn không thể thể hiện hết các chi tiết đầy đủ trên một màn hình phẳng, và cũng chẳng thể nào thể hiện một cách chính xác các vị trí của các chi tiết. Vì vậy bạn đừng quá bận tâm vào việc thể hiện các chi tiết. Bạn sẽ có những cái đánh giá khách quan hơn, tham khảo được nhiều ý kiến hơn nếu bạn làm việc với một đội nhóm các nhà phát triển. Bạn có thể nhờ họ cùng đánh giá các Wireframe, và nghe những đóng góp ý kiến từ họ. Đây được xem là cơ sở rất quan trọng mà bạn cần phải nhớ khi thực hiện triển khai làm việc trên giao diện trực quan.
Bước 9: Biến Wireframe thành giao diện trực quan
Cuối cùng, để hoàn tất quá trình và đưa wireframe vào hoạt động ( hoàn thiện giao diện trực quan) thì công cụ lý tưởng nhất mà chúng tôi đơn phương đề xuất cho bạn đó là Illustration. Ở bước cuối cùng này đòi hỏi sự tập trung cao độ để nhanh chóng hoàn thành dự án. Với công cụ này, bạn có thể xuất nó thành một tập tin .psd với hầu hết các layer có thể chỉnh sửa để dễ dàng quản lý và sử dụng hiệu quả nhanh chóng.
Nếu bạn còn đang hơi bỡ ngỡ với một wireframe trước và sau chuyển đổi có khác gì nhau, hay nó được thay đổi như thế nào thì dưới đây là những ví dụ cụ thể về Wireframe đã được chuyển đổi sang một giao diện trực quan mà bạn có thể tham khảo. Bộ khung xương( bố cục) của Wireframe được giữ khá nguyên vẹn, mặc dù đã trải qua những quá trình điều chỉnh một cách trực quan. Click ngay dưới đây để xem chi tiết bạn nhé!
Những nền tảng sáng được ưa chuộng nhất để thiết kế Wireframe
Một cách hiệu quả để tối giản các bước trong quy trình thiết kế đó là bạn có thể tìm kiếm, tham khảo những mẫu thiết kế trang web thuộc các nền tảng sáng tạo. Dưới đây là những trang web được cung cấp cho các mẫu thiết kế mà được rất nhiều ưa chuộng chia sẻ. Bạn thỏa sức mà trải nghiệm chúng, tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng có thể là bước đầu giúp bạn cập nhật thường xuyên kịp thời các xu hướng mới của thiết kế hiện nay.
Dù bạn đang làm việc với công cụ nào chăng nữa, với wireframe hay là Prototype trong một vài năm hay nhiều nhiều năm nữa thì chắc là bạn vẫn sẽ cảm nhận được những lợi ích mà nó mang lại. bên cạnh đó, bạn vẫn có thể học hỏi, tìm tòi và sáng tạo, phát huy năng lực của mình theo phong cách riêng. Bạn cũng có thể khơi nguồn cảm hứng cho những sản phẩm của mình gắn liền trực tiếp vào các công cụ thiết kế như là sketch hay balsamiq hay bất kỳ một công cụ hữu ích nào…
Cùng WIO khám phá, tìm hiểu một số thư viện tiềm năng đang được ưa chuộng hàng đầu trong giới thiết kế cho chuyên mục sáng tạo giao diện trực quan. Cụ thể:
1. Nền tảng Wireframe To Go
Giữa hàng ngàn các mẫu thiết kế do cộng đồng đóng góp chia sẻ chắc hẳn bạn đang rất phân vân giữa các lựa chọn. Tuy nhiên, ở đây bạn có thể tìm kiếm thấy UI Component hoặc Wireframe phù hợp cho toàn bộ trang web của mình. Một lưu ý nho nhỏ là tại đây chúng tôi chỉ mới giới thiệu các mẫu thiết kế chỉ hỗ trợ cho mình Balsamiq Mockups thôi.
2. Nền tảng Sketch App resources
Ngày nay, Sketch không còn là khái niệm mới hay xa lạ với chúng ta nữa. Nó thể hiện được những đặc điểm nổi bật những điều mà chỉ nó mới thực hiện tốt được khiến người dùng vô cùng thích thú. Hạn chế là nó chỉ chạy trên Mac OS. Đây là trang web sáng tạo có ngân hàng các mẫu thiết kế dành cho Web, Mobile, Wearable và icon.
3. Nền tảng Wireframe Figma Resources
Trong giới chuyên gia, Figma được xem như là đàn em của Sketch. Tuy nhiên, xét về mặt chức năng thì Figma lại là công cụ có những thế mạnh, ưu điểm vượt trội hơn nhiều. Điểm mạnh điển hình nhất là nó có khả năng hỗ trợ mạnh mẽ đa nền tảng như Mac OS, Windows và Web. Ngoài điểm nổi trội này ra thì bản chất trang web này vẫn đảm bảo đầy đủ những tính năng tương tự như Sketch App Resources.
4. Nền tảng I love Wireframe
Với trang web này, có rất nhiều mẫu thiết kế được chứng nhận bởi cộng đồng mạng đóng góp chung vào một group trên một nền tảng vững chắc. Ưu điểm nổi bật của trang web này là trang web chứa đựng rất những mẫu thiết kế sáng tạo, đặc biệt và đa dạng thể loại hơn các trang web thông thường. Đây là một lựa chọn mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ đem lại cho bạn rất nhiều trải nghiệm thú vị.
5. Nền tảng Wireframe Showcase
Trang web này đặc biệt cả về cấu trúc và các chức năng, nó chứa vô số Wireframe hoàn chỉnh chuyên nghiệp của một trang web hay là một phần hữu hiệu trong một trang web. Nó bao gồm Wireframe và hình ảnh ấn tượng chỉn chu cuối cùng sau khi hoàn thiện.
Dựa trên những nguồn dữ liệu linh động được chia sẻ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra mô tuýp hoạt động chung của trang này. Và từ đó, có thể điều chỉnh và sáng tạo đưa hình ảnh doanh nghiệp màu sắc của thương hiệu bạn trên nền tảng thiết kế có sẵn. Bạn sẽ có một trang web cực kỳ ấn tượng lôi cuốn người xem từ cái nhìn dù chỉ là thoáng qua. Hãy note lại để khi phù hợp thì sử dụng bạn nhé.
6. Nền tảng Web Without Words
Đây là một trong các trang web đêm đến sự mới lạ, tạo cảm hứng thú vị hơn cả. Vì tính đặc trưng của riêng nó là loại bỏ hết tất cả những hình ảnh, con chữ. Đồng thời, các thành phần của trang web được trừu tượng hóa bằng các kí hiệu dùng trong Wireframe một cách hiệu quả. Từ đó, dù trang web của bạn có nhiều thành phần đến đâu cũng không lo sẽ bị rối mắt hay không có chỗ để thiết kế. Bạn có thể thỏa sức thể hiện những bố cục đẹp mặt dễ nhìn.
Tổng kết về Wireframe design
Bạn thấy đấy, Wireframe giờ đây đã trở thành người bạn không thể thiếu, sát cánh trên các thiết kế web một cách hiệu quả của nhóm ngành sáng tạo. Bên cạnh đó, các công ty hay những tổ chức lớn cũng đưa Wireframe vào để ứng dụng phát triển những sản phẩm sáng tạo, hiện đại của họ thông qua những dự án. Mặc dù còn nhiều điểm thiếu sót nhưng những thành tựu mà wireframe đem lại thì không thể phủ nhận vị trí của nó trong ngành công nghiệp thiết kế web được. Sự phối hợp ăn ý nhuần nhuyễn với các công cụ công nghệ hiện đại như ngày nay, Wireframe đã tạo ra các sản phẩm giao diện đặc biệt, mang đậm tính sáng tạo và đầy mới lạ. Hiện tại nó đang rất được yêu thích và về tương lai xa chắc chắn nó sẽ còn phát triển mạnh mẽ, cải tiến phù hợp với xu thế và mang lại những thành tựu tuyệt vời.
Bạn cần hỗ trợ thiết lập Wireframe ngay bây giờ, bạn chưa tìm được lối đi phù hợp hay đang tiến hành nhưng còn nhiều vướng mắc. Hãy gọi ngay Thiết Kế Web WIO để chúng tôi đồng hành sát cánh cùng bạn tạo ra những trang web chuyên nghiệp, hiện đại.