Với những ai đã dùng WordPress đã lâu thì thuật ngữ plugin không hề xa lạ gì nữa. Và người sử dụng và vận hành website sẽ rất hiểu tầm quan trọng của plugin khi muốn thiết lập thêm các tính năng khác, giúp tăng hiệu quả kinh doanh của trang web. Còn bạn thì sao? Bạn hiểu như thế nào về plugin, hay plugin có những loại phổ biến nào? Để trả lời những thắc mắc trên thì hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi nhé, nhất định bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích đấy nha!
Khái quát về Plugin trong WordPress
Để các bạn dễ hình dung ra hơn thì trước khi đề cập đến plugin, chúng ta sẽ nhắc qua chút về WordPress. Với những ai trong ngành lập lập trình web, hoặc kinh doanh online thì đều hiểu tại sao nói plugin chính là thứ tạo nên sự khác biệt cho WordPress so với các nền tảng khác.
Trên thế giới ước tính có đến hơn 80% các website được vận hành bởi WordPress điều đó đồng nghĩa với việc có ngần đó web phải sử dụng plugin, khá nhiều phải không nào!
Plugin là gì?
Plugin là một công cụ hay là một chương trình được cài đặt để bổ sung thêm hoặc mở rộng cho website được thiết kế bằng wordpress, từ đó có thể thêm những chức năng cần thiết cho trang web trở lên chuyên nghiệp hơn. Đội ngũ lập trình viên là người hiểu rõ nhất, và cần thêm những chức năng gì để trang web sinh động, thu hút hơn với người dùng.
Nhờ có các plug-in mà các webmaster có thể dễ dàng điều chỉnh được website theo như ý muốn của mình mà không cần đụng trực tiếp vào trong code, nó rất quan trọng với website WordPress.
Bản thân các plugin thường có một hoặc nhiều tính năng nổi bật nào đó giúp website có thể hiển thị và vận hành tốt. Các plugins của website WordPress được viết dưới dạng ngôn ngữ lập trình PHP. Đây cũng chính là ngôn ngữ phổ biến để xây dựng những nền tảng mở như WordPress mà vẫn đang được sử dụng như hiện nay.
Hiện tại có đến vài nghìn Plug-in được viết cho website WordPress. Và hầu hết toàn là các plugin miễn phí. Tuy nhiên có một số plugin “Premium” hơn cần phải trả phí mới dùng được. Và chắc chắn rằng bạn không hề lãng phí tiền cho những plugin này bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi sử dụng plugin cho website của mình, hiệu quả kinh doanh cũng tốt hơn.
Nếu bạn là một nhà quản lý và vận hành website thì bạn có thể dễ dàng cài đặt một plugin từ giao diện admin của WordPress. Hay có thể tải plugin về rồi up trực tiếp lên FTP một cách đơn giản.
Tuy Plugin là rất cần thiết và không thể thiếu để vận hành trang web được hiệu quả. Nhưng việc sử dụng plugin càng nhiều sẽ khiến cho tốc độ tải website chậm đi gây ảnh hưởng không tốt cho cho người dùng, cũng như làm giảm cơ hội lên top tìm kiếm của google. Do vậy bạn cũng có thể gỡ plugin ra và cài đặt lại khi cần để không làm trang web bị nặng.
Cần cài Plugin cho website WordPress vì những lý do gì?
Với một trang web được xây dựng trên nền tảng WordPress. Nếu bạn muốn thêm tính năng mới cho trang web mà không biết code thì cái bạn cần lúc này là plugin.
Thay vì cách làm truyền thống như trước đây là lập trình viên sẽ phải viết ra đoạn code của tính năng đó và đưa lên host mới cài đặt được. Cách làm này vô cùng phức tạp, mất thời gian, chưa kể còn phải test trước tính năng mới và cũng không còn phù hợp với thời đại công nghệ số hiện nay nữa. Plugin được đưa ra như một giải pháp công nghệ vừa có sẵn mà lại hiệu quả cao, mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
– Thứ nhất là tiết kiệm thời gian không còn phải viết đoạn code của tính năng, việc tìm kiếm cài đặt một plugin mất chưa đến 5 phút!
– Không cần phải viết code và test đi test lại tính năng nhiều lần trước khi cài đặt sử dụng. Mà các plugin được thiết lập vào wordpress đều có thể vận hành ngay luôn, từ đó hoàn toàn thấy được những sai sót, để khắc phục ngay từ đó không còn sai sót nữa.
– Plugin cho phép người dùng có thể cài đặt cũng như gỡ ra một cách dễ dàng và bất kỳ lúc nào bạn muốn, mà không hề ảnh hưởng một chút nào đến trang web.
Plugins bao gồm những loại nào?
Mỗi plugin thường mang nhiều chức năng có thể từ 2 đến 3 chức năng liền lên rất khó để đưa ra tiêu chí đánh giá, phân loại cụ thể. Chưa kể đến là plugin thì “muôn hình vạn trạng”. Vậy nên chúng tôi đành dựa vào tiêu chí nhu cầu sử dụng thực sự của các website hiện nay để chia plugin thành những nhóm sau:
- Nhóm plugins “tối ưu”
Đúng như tên gọi plugin này có chức năng tối ưu hóa trang web của bạn. Nó giúp cải thiện được về phần hình ảnh, yếu tố chuẩn SEO, và khả năng đọc của bài viết để trở nên chỉnh chu hơn trong mắt người đọc, tạo sự thân thiện, gần gũi hơn. Bên cạnh đó chức năng tối ưu hóa tốc độ tải trang của website cũng được cải thiện hơn rất nhiều, điều này nâng cao ưu thế cạnh tranh.
- Nhóm plugins bảo mật:
Nhóm plugin hỗ trợ website bảo mật hiệu quả. Trang web của bạn sẽ tránh được bị hack hoặc bị đánh sập bởi bất kỳ nhóm hacker nào.
- Nhóm plugins lưu trữ:
Nó giúp cho bạn có thể lưu trữ dữ liệu dễ dàng hơn. Ngay cả khi bạn đang thao tác viết bài hoặc chỉnh sửa hình ảnh lại gặp sự cố gián đoạn internet. Lúc ấy các dữ liệu cũng không bị mất đi nhờ có những plugin dạng data backup. Bạn có thể dễ dàng hơn trong công việc sắp xếp lưu trữ dữ liệu của trang web.
10 plugin WordPress phổ biến hiện nay dành cho bạn
Sau đây là danh sách 10 plugin wordpress phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo ( trong đó có một số plugin là bắt buộc phải có nếu bạn muốn website của bạn hoạt động hiệu quả):
1. Plugin Yoast SEO sử dụng cho SEO
Bạn đang quản lý trang web chắc hẳn lợi ích của việc bài viết, website chuẩn SEO đối với công việc kinh doanh như thế nào rồi nhỉ. Tôi chỉ nhắc lại chút rằng yếu tố chuẩn SEO là quyết định việc trang web của bạn có thể dễ dàng lên top tìm kiếm của google. Vì vậy một trang web hay bài viết ra đời yếu tố chuẩn SEO phải đặt lên hàng đầu. Nhưng không phải ai cũng pit kiểm tra được bài viết, website của mình đã chuẩn SEO chưa thì Yoast SEO là giải pháp cho bạn. Nó tích hợp chức năng kiểm tra và thông báo cho bạn trạng thái của website hay bài viết của bạn có đạt SEO hay không. Người viết chỉ việc chỉnh sửa bố cục, từ ngữ, hình ảnh trong bài viết cho theo tiêu chuẩn của Yoast SEO là bạn đã đạt chuẩn SEO rồi.
2. Plugin Google XML Sitemap rút ngắn thời gian tạo sitemap
Đây là một XML file, được tải trực tiếp lên host, để cho Google có thể nhận biết, đọc được cấu trúc website của bạn như thế nào. Thông thường việc tạo một sitemap tốn khá nhiều thời gian và phức tạp. Giờ đây với plugin Google XML Sitemap sẽ giúp bạn hoàn tất việc đó một cách dễ dàng, nhanh chóng và vô cùng tiện lợi.
Google XML Sitemaps hiện là một plugin tạo sitemap trên nền tảng website bằng WordPress tốt nhất hiện nay. Nó giúp cho các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo có thể thu thập đánh giá, lưu trữ dữ liệu của bạn nhanh và tốt hơn. Hiểu một cách đơn giản nhất là cấu trúc tập hợp tất cả các trang mà người dùng có thể tiếp cận được.
Tuy sitemap không hề nằm trong tiêu chí bắt buộc phải có do google quy định, và hay nó có tác dụng tốt tới việc lên top tìm kiếm của google hay không. Nhưng chắc chắn một trang web có sitemap đầy đủ và cấu trúc rõ ràng sẽ được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Hơn thế nữa website càng được trang bị đầy đủ sẽ tạo cho người truy cập, người dùng sự tin tưởng cao hơn. Chưa kể đến việc di chuyển trong một nơi mình chưa hiểu rõ, mà có bản đồ để sử dụng là sẽ tốt hơn rất nhiều khi không hề có công cụ hỗ trợ nào.
Việc có bản đồ luôn tốt hơn việc mò đường phải không nào.
3. Plugin Contact Form gửi email dễ dàng hơn
Là plugin tích hợp các form để gửi email trở lên dễ dàng hơn. Nó cũng chính là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Email cũng là một phần rất cần thiết trong sự phát triển hiệu quả của trang web. Nó chính là cầu nối tương tác giữa website của doanh nghiệp với khách hàng, nơi nắm bắt nhu cầu của họ nhanh chóng.
Bạn sẽ tạo được những mẫu liên hệ như thế này
Contact Form có form hỗ trợ Ajax-powered submitting, CAPTCHA, kèm bộ lọc mail Akismet của WordPress tạo nên tính tiện dụng, gọn nhẹ giúp bạn gửi mail dễ dàng hiệu quả hơn.
4. Plugin Akismet Anti-Spam nhận diện comment xấu
Đây là plugin giúp bạn một công cụ tự động lọc comment spam, giúp bạn kiểm soát tốt các tình trạng bình luận trên trang web. Akismet Anti-Spam có chức năng nhận diện những comment thuộc dạng khiếm nhã không tốt đưa vào mục spam. Điều này giúp cho trang web/ blog của bạn chặn được lượng comment spam mỗi ngày. Đây là điều mà không chỉ bạn hay bất kỳ khách hàng, người dùng nào cũng không hề thích những bình luận thiếu văn hoá, khiếm nhã trong môi trường văn minh, lên plugin này chính là giải pháp hỗ trợ bạn. với cơ chế làm việc là kiểm tra tra các bình luận và liên hệ qua form liên hệ (contact form) trên website của bạn rồi đối chiếu với cơ sở dữ liệu toàn cầu để bảo vệ website của bạn khỏi các nội dung độc hại, spam. Bạn cũng có thể xem hoặc kiểm tra trước các bình luận spam mà plugin này bắt được tại trang “Bình luận” trong giao diện quản trị của bạn.
5. Plugin WooCommerce tạo website bán hàng chuyên nghiệp
Plugin này cho phép hỗ trợ nâng cấp phát triển trang web của bạn thành trang thương mại điện tử chuyên nghiệp. Chính vì vậy nếu bạn đang có dự định phát triển mạnh website của mình thành trang thương mại điện tử thì đây là giải pháp bạn cần. Với những tính năng nổi bật hỗ trợ tích cực cho kinh doanh hiệu quả như trang giỏ hàng, thanh toán an toàn với thẻ tín dụng, tùy chọn các phương án giao hàng,… Tất cả đều được tối ưu hóa chức năng để hỗ trợ khách hàng, người dùng một cách đơn giản, tiện lợi nhất.
6. Plugin WordFence Security bảo mật tốt hơn
Ngày nay công nghệ hiện đại phát triển thì kèm theo là trình độ của các hacker, virus phá hoại trang web cũng phát tán mã độc ngày càng tinh vi. Vấn đề bảo mật cũng được đưa lên hàng đầu. Nếu bạn đang băn khoăn tìm giải pháp cho mình thì WordFence Security là điều bạn cần ngay lúc này
Plugin này chuyên về bảo mật tốt nhất hiện nay. Nó được sử dụng phổ biến nhờ vào các tính năng hạn chế nhiều hình thức tấn công như Local Hack, XSS, SQL Injection… Bên cạnh đó plugin này còn tích hợp mật khẩu 2 lớp, có khả năng tự động quét được các mã độc nguy hiểm nhất. Loại bỏ tối đa các hoạt động tấn công nguy hại cho trang web của bạn.
7. Plugin WP Super Cache tăng tốc tải trang
Tốc độ load, tải trang web là một yếu tố quyết định để giữ chân khách hàng với website của bạn. WP Super Cache là phần mềm giúp tăng tốc trang web. Nó sử dụng công nghệ tạo bộ nhớ đệm cache cho website bằng phương thức HTML cache.
WP Super Cache được người dùng ưa chuộng bởi sử dụng khá đơn giản, dễ dàng
8. Plugin Elementor Page Builder tạo giao diện dễ dàng
Đây là phần mềm công cụ giúp bạn tạo ra những giao diện website độc đáo, ấn tượng mà không cần phải sử dụng các code.
Elementor Page Builder Với tính năng kéo thả các element trên website để chèn những nội dung hình ảnh theo yêu cầu của người dùng.
Bạn không cần phải biết code, hay mất quá nhiều thời gian mà có thể tạo được một website từ A -> Z với Elementor, kể cả phần header và footer. Việc sử dụng dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả mang lại phải cao mà Elementor mang lại. Nó cũng góp phần thúc đẩy tốc độ tải trang nhanh hơn cho website của bạn. Hơn nữa, nếu bạn không vừa ý phần nào, thì bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa trực tiếp trên website. Như vậy giúp rút ngắn thời gian thiết kế website hơn nhiều.
9. Plugin Smush Image Compression and Optimization chỉnh sửa kích thước ảnh
Hình ảnh được sử dụng nhiều trong thiết kế website mang lại sự thu hút với khách hàng, nhưng nó lại góp phần làm chậm tốc độ của web. Để tối ưu hóa hình ảnh, giúp vừa up được nhiều ảnh nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ web thì Smush Image Compression and Optimization chính là điều bạn đang cần. Plugin này cho phép nén ảnh tối ưu hoàn toàn miễn phí, giải quyết hiệu quả vấn đề hình ảnh của bạn.
Với plugin này bạn dễ dàng điều chỉnh kích thước hình ảnh phù hợp, tối ưu nhất. Từ đó làm giảm kích thước file mà chất lượng hình ảnh cũng được cải thiện hơn.
10. Plugin WP Rocket tăng tốc trang web của bạn
Plugin cũng thuộc nhóm hỗ trợ tăng tốc website WordPress của bạn được hiệu quả. Cùng với tính năng nổi bật của WP Rocket, Plugin này hướng tới chính là giúp hỗ trợ cho lazy load,… đem lại sự mượt mà hơn trong cách vận hành, sử dụng website.
Đây cũng là plugin mất phí để sử dụng nó, nhưng quả đúng là tiền nào của nấy. WP Rocket mang lại những công dụng của chúng thể hiện rất rõ. Như những chỉ số về pagespeed của chúng qua các công cụ như Pingdom, hay Google Speed Insight thông qua cách đo lường mà ta dễ dàng thấy được những lợi ích mà plugin này mang lại.
Vừa rồi chúng tôi đã tổng hợp hết các thông tin cần thiết cho bạn về plugin, và 10 plugin phổ biến được người dùng ưa chuộng nhất. Hi vọng những thông tin này có thể giúp ích ít nhiều cho bạn khi lựa chọn plugin hợp lý, mang lại hiệu quả cho website của mình nhé.