Chi phí để duy trì website không quá lớn so với con số mà bạn nghĩ

Thiết kế website đang là xu thế trong giới kinh doanh hiện nay. Hầu như doanh nghiệp nào cũng trang bị cho mình “thứ vũ khí” lợi hại này. Tuy nhiên, mỗi website sẽ mang một màu sắc đặc trưng riêng của doanh nghiệp, để thể hiện thế mạnh riêng. Tạo một website hết bao nhiêu có thể ai cũng biết sơ bộ, nhưng để duy trì một website luôn hoạt động tốt có mất phí không, hết bao nhiêu thì không phải ai cũng biết. Một trong những điều cần quan tâm đến khi lập 1 trang web đó chính là chi phí để duy trì và quản lý trang web đó 1 cách hiệu quả. WIO sẽ liệt kê đầy đủ và chia nhỏ từng hạng mục, bao gồm cả chi phí theo tháng để duy trì 1 website, tuỳ theo các loại trang web khác nhau, như blog cá nhân, website thương mại điện tử, hoặc website dành cho doanh nghiệp. Click bên dưới để đón đọc nhé!

duy trì website

Chi phí duy trì Website bao nhiêu là đủ?

Website sau khi đã thiết kế hoàn chỉnh sẽ được đưa vào hoạt động giống như những loại máy móc vậy. Theo thời gian, thay vì hao mòn như những tài sản cố định thì web cũng có nhưng hao mòn là xảy ra lỗi hay có chút trục trặc. Để duy trì cho website luôn hoạt động ổn định, trơn tru thì xuất hiện dịch vụ duy trì website. Tuy nhiên chi phí của dịch vụ duy trì website thì không quá đắt, thông thường từ 100.000đ – 500.000đ cho một trang web cá nhân, còn với website Doanh nghiệp nhỏ là từ 700.000đ – 2.000.000đ/tháng. Chi phí này đã bao gồm khá đầy đủ các khoản chi phí nhỏ như phí mua tên miền, web hosting, chứng chỉ bảo mật,… và còn tuỳ thuộc vào quy mô của website nữa.

duy trì website 1

Sau đây là bảo giá tham khảo chi phí duy trì website tính theo tháng tương ứng với loại website cụ thể. Bạn có thể dựa theo bảng này để ước tính chi phí duy trì trang web theo nhu cầu sử dụng của mình để có một kế hoạch ngân sách chủ động. 

Loại WebsiteChi phí duy trì website hàng tháng
Website cá nhânĐối với mẫu web này, về mặt sử lý kỹ thuật thường không quá phức tạp nên giá khoảng từ 100.000đ – 500.000đ/tháng
Website Thông Tin/Tin TứcTương tự với web cá nhân, web thông tin/tin tức còn sử dụng thanh công cụ ít hơn, phí duy trì sẽ khoảng từ 500.000đ – 1.500.000đ/tháng
Website Doanh Nghiệp nhỏVới web có yêu cầu kỹ thuật cao hơn thì phí duy trì là 700.000đ – 2.000.000đ/tháng
Website Doanh NghiệpGiá để duy trì web hoạt động ổn định, hiệu quả là :2.500.000đ – 5.000.000đ/tháng
Web App

(Website có nhiều tính năng)

Web có nhiều tính năng, nên đòi hỏi người quản trị, bảo trì phải có trình độ cao, phí duy trì cũng khá cao từ 9.000.000đ – 50.000.000đ/tháng
Website Được Thiết Kế Theo Yêu CầuNhững web được thiết kế theo yêu cầu thường có độ phức tạp cao, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, giá duy trì cũng cao :9.000.000đ – 100.000.000đ/tháng
Website thương mại điện tửĐây là web có dung lượng, băng thông khủng, hoạt động với hệ thống công nghệ hiện đại, tinh vi. Khi mắc lỗi đòi hỏi đội ngũ chuyên gia phải thật sự giỏi và tốn công sức thời gian vào sửa chữa chính vì vậy mà phí duy trì cũng cao, từ: 30.000.000đ – 50.000.000đ/tháng
Website thương mại điện tử

(Thiết Kế Theo Yêu Cầu)

Web thương mại lại thiết kế theo yêu cầu thì giá duy trì web rất cao, phổ biến từ 40.000.000 đ – 120.000.000đ/tháng

Lưu ý: Các mức chi phí trên áp dụng web không giới hạn băng thông truy cập tức là không giới hạn người truy cập cùng lúc, bao nhiêu lượt cũng được (cùng một lúc, số lượt traffic có thể lên tới 50.000 lượt). Đối với những khách hàng mới bắt đầu thì chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về hướng dẫn tự tạo website của WIO để hiểu hơn về các chi phí lập và duy trì 1 website mới. 

Phí duy trì website được tính như thế nào?

duy trì website 3

Trước khi duyệt qua mức phí để duy trì một trang web, một lưu ý quan trọng đó là bạn phải kiểm tra xem nhà cung cấp đã quy định trong mức phí đó đã bao gồm những khoản gì với dịch vụ của họ. Nếu bạn mua một gói dịch vụ cung cấp website mà không xem xét nó bao gồm các sản phẩm gì, thì bạn có thể sẽ bị lãng phí thời gian và tiền của về sau. Bởi không nắm được các khoản đến khi vào thiết kế, thiếu phí khoản gì bạn lại phải chạy theo mà không có một sự chủ động, có khi mất tiền oan cũng không hay.

WIO cung cấp đến bạn bảng tổng hợp mức phí theo tháng cho các hạng mục cụ thể để duy trì 1 website.

Hạng mục chính để duy trì 1 WebsiteChi Phí theo Tháng
Tên miềnVới đuôi .com có giá : 13.000 – 20.000đ

Sử dụng đuôi .vn, giá sẽ là: 37.500đ

Chứng chỉ bảo mật SSL

(Hầu như được miễn phí. Trừ khi web của bạn đòi hỏi tính bảo mật cao như: Ngân hàng, tổ chức nhà nước,… thì sẽ cần phải có chứng chỉ cao cấp hơn)

Mức giá sẽ phụ thuộc theo yêu cầu tính bảo mật của khách hàng, có giá từ 0đ – 2.500.000đ.,
Website HostingMức giá phổ biến từ :50.000 – 20.000.000đ
Chi Phí Thiết Kế và Chức NăngPhụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng về đặc tính của website, yêu cầu càng cao, chuyên nghiệp thì mức giá cũng tương ứng, giá giao động phổ biến: 1.500.000 – 100.000.000đ
Hỗ trợ kỹ thuậtĐây là khoản phí có thỏa thuận khi ký hợp đồng thiết kế web, mức giá thông thường khoảng 1.000.000 đ – 3.000.000đ

Bảng trên là thống kê sơ bộ khá đầy đủ tất cả các hạng mục bạn phải chi trả để có một website chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ không phải thanh toán hết các hạng nêu trên, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích xây dựng website hoặc quy mô doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ đơn giản, khi bạn ít nhiều có kiến thức về kỹ thuật thì bạn sẽ không phải tốn chi phí này. Hoặc khi bạn là một doanh nghiệp thì nên trang bị đội ngũ nhân viên một bộ phận kỹ thuật để xử lý các vấn đề kỹ thuật. Vì vậy bạn có thể sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu như bạn có nắm biết được các khoản phí phải thanh toán thêm và có kiến thức năng lực.

Một website có giá bao nhiêu? Nên tự thiết kế hay thuê ngoài?

duy trì website 2

Trang web là một loại sản phẩm đặc biệt, nó là sự kết tinh của trí tuệ, bởi vậy mà sẽ không quy định được chính xác mức giá của một trang web. Khi tính đến giá của một trang web, bạn có thể xác định qua hai loại phí chính:

  • Một là cơ sở hạ tầng: giống như xây nhà thì phải có nền móng vỏ bao nhà, thì đây là tất cả những thứ cơ bản xây dựng nền móng web, nó cung cấp duy trì sự sống cho trang web của bạn: Hosting, tên miền, plugin, v.v.
  • Hai là thiết kế và chức năng: giống như những nội thất trang trí cho ngôi nhà, thì với web đây là tất cả những thứ xây dựng nên sự chuyên nghiệp của web, thể hiện hình ảnh doanh nghiệp, những gì mà bạn muốn phô bày với khách hàng. Nó là bộ phận mà khách truy cập web của bạn sẽ tương tác, như thiết kế trang web của bạn và chức năng của nó.

Ngoài ra, còn một vấn đề là bạn muốn trả tiền cho ai đó để thiết lập những thứ đó cho bạn hay là bạn lựa chọn đi theo con đường DIY (tự làm tự chịu).

Bạn hãy chia nhỏ các khoản chi phí thiết yếu để có một trang web hoàn chỉnh. Sau đó hãy xác định những gì mà bạn có thể làm được (tuy nhiên tự làm thì sẽ tự chịu trách nhiệm về khoản đó). Rồi sau đó chúng tôi mới tính cho bạn được những khoản phí mà bạn phải chi trả.

Cần hỗ trợ về web gọi ngay cho WIO, chúng tôi luôn tư vấn cụ thể chính xác 24/7 cho bạn.

Chi Phí Cơ Sở Hạ Tầng Cho Một Website

duy trì website 4

Để tính được chi phí cơ sở hạ tầng cho một website thì trước tiên ta phải xác định được cơ sở hạ tầng cho web bao gồm những gì. Ba yếu tố dùng để xác định chi phí cơ sở hạ tầng phụ trợ chính mà bạn cần quan tâm khi xây dựng 1 trang web. Đó là: Tên miền; Phần mềm trang web/hệ thống quản lý nội dung; Lưu trữ.

1. Chi phí tên miền: 160.000 – 450.000 vnđ/năm

Tên miền website của bạn chính là địa chỉ thường trú của trang web, là nơi mà ai muốn tìm đến bạn trên thị trường internet sẽ thông qua cái tên đó. Hay nói cách khác, đây là địa chỉ nhà ở của website.

Bạn có thể mua tên miền website của mình thông qua các nhà cung cấp uy tín trên thị trường. Một số công ty cung cấp tên miền mà chúng tôi gợi ý cho bạn như Namecheap, Matbao,…

Chi phí chính xác cho tên miền của bạn phụ thuộc sự lựa chọn tên miền mà bạn muốn, là phần đứng sau tên miền – đuôi của tên địa chỉ web. Ví dụ: “.Com”, “.net”, “.org”,… Với tên miền “.com” thông thường bạn phải chi trả khoảng 160.000vnđ/năm. Bạn sẽ phải trả chi phí này mỗi năm để duy trì quyền sở hữu của mình.

Tuy nhiên, một gợi ý rất tốt giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí đó là bạn nên đăng ký dịch vụ tạo web qua những nhà cung cấp hosting như Bluehost – một trong những máy chủ lưu trữ WordPress. Trong năm đầu tiên, bạn chỉ phải thanh toán 1 lần 1.500.000 vnđ cho toàn bộ chi phí mà không phải mất thêm khoản phí nào. Bao gồm hosting và một tên miền được miễn phí sẽ hời hơn nữa nếu bạn mua trả trước nhiều năm.

2. Chi phí nền tảng dùng cho website – Free hoặc 300.000 vnđ/tháng

Ngày nay, thị trường công nghệ đang trên đà phát triển vượt bậc, phần lớn các trang web không cần dùng code từ đầu. Thay vào đó, bạn sẽ sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) – một nền tảng trang web được tạo sẵn.

Ví dụ: Nền tảng wordPress hiện đang được ưa chuộng bậc nhất hiện nay với hơn 35% tất cả các trang web trên Internet được cung cấp bởi một nền tảng này. Và hơn một phần ba tổng số các trang web trên Internet sử dụng WordPress.

WordPress là một phần mềm hoàn toàn miễn phí và siêu linh hoạt. Đây cũng là lý do mà nó trở nên phổ biến rộng khắp các web mới và sắp thành lập, được rất nhiều người có nhu cầu thiết kế web ưa chuộng và lựa chọn. Theo đó, nếu bạn sử dụng WordPress thì bạn sẽ không phải trả một đồng nào cho phần mềm trang web của mình, tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá để sử dụng cho công việc khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý, nền tảng mà chúng tôi đề cập ở đây là nền tảng mã nguồn mở WordPress.org chứ không phải WordPress.com – đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn hai khái niệm này thì hãy tìm đọc bài viết tạo website bằng wordpress miễn phí tại trang chủ của WIO nhé!

Thêm một lựa chọn tốt khác mà chúng tôi đưa ra để bạn tham khảo. Đó là một trình tạo trang web chuyên dụng – như Squarespace hoặc Wix, nền tảng này cũng khá là phổ biến và được yêu thích nhiều.Với các công cụ này thì bạn sẽ bị tính phí hàng tháng để được sử dụng chúng. Khi đã sử dụng trình tạo trang web này thì bạn sẽ không thể phủ nhận được những điều tuyệt vời mà chúng mang lại. Vì vậy hãy cân nhắc lựa chọn nhé. Vậy để sử dụng được trang web nếu ứng dụng Squarespace hoặc Wix thì các khoản chi phí bạn phải chi trả gồm: 

  • Squarespace – bắt đầu từ $16 (tương đương với 320.000 vnđ) trên một tháng hoặc $144(tương đương khoảng 3.000.000 vnđ) tính cho một năm với chiết khấu khi thanh toán hàng năm.
  • Wix – các gói khả thi bắt đầu từ $16 (tương đương 320.000 vnđ) cho một tháng hoặc $150(tương đương mức 3.100.000 vnđ) mỗi năm với chiết khấu thanh toán hàng năm (cũng có những gói rẻ hơn tuy nhiên chúng lại khá hạn chế)

Nếu bạn muốn cách đơn giản nhất để xây dựng một trang web, sử dụng một trong những công cụ xây dựng trang web kể trên có thể là một lựa chọn tốt.

3. Chi phí hosting – 100.000 vnđ/tháng để bắt đầu và sau đó có thể cao hơn

duy trì website 5

Sử dụng thêm hosting chính là bạn trả tiền cho việc lưu trữ, nó giống như việc bạn đang thuê một ô đất cho gian hàng hàng website sinh sống hoạt động vậy. Tạo một không gian trên máy tính của họ để chạy trang web của bạn và để người dùng truy cập từ khắp nơi trên thế giới.

Khi bạn sử dụng dịch vụ thiết kế trang web của một công ty xây dựng trang web như Squarespace và Wix hay bất kể một công ty nào mà bạn thấy uy tin tin tưởng thì bạn sẽ không phải trả thêm bất kỳ khoản nào khác bởi các dịch vụ đó đã bao gồm dịch vụ lưu trữ trong giá của họ.

Bạn cần phải mua máy chủ lưu trữ của riêng mình để cài đặt và chạy phần mềm nếu như bạn sử dụng phần mềm tự lưu trữ như wordpress hoặc các hệ thống quản lý nội dung miễn phí khác như Joomla hay Drupal.

Đây là những gợi ý hay cho những bạn mới bắt đầu đầu. Với Dịch vụ lưu trữ giá rẻ bạn sẽ chỉ tốn ít hơn 100.000 đ mỗi tháng mà thôi. Dựa trên nhu cầu thực tế để cân nhắc bạn nhé!

Nhà cung cấp hosting được chính WordPress khuyên dùng đầu tiên phải nhắc đến Bluehost. Bluehost cũng đã đồng ý cung cấp miễn phí tên miền, miễn phí chứng chỉ bảo mật SSL cho những người dùng của WIO khi họ mua web hosting của họ ( gói của họ cũng đang có chương trình giảm giá).

Mức giá chỉ với $2,95( là 70.000 VNĐ/tháng) =>tổng toàn bộ chi phí cho một năm đầu tiên là khoản 1.500.000đ. Bạn cân nhắc đăng ký hosting của Bluehost ngay nhé.

Trang web đã đi vào hoạt động ổn định và trên đà phát triển, lúc đó dựa trên công việc kinh doanh thực nếu bạn có nhu cầu tăng dung lượng web lên thì bạn sẽ cần phải trả nhiều tiền hơn để xử lý sự gia tăng lưu lượng truy cập. Tăng dung lượng web là không bao giờ thừa với việc kinh doanh phát triển, đây như một khoản đầu tư mở rộng thị trường làm ăn vậy.

Tổng chi phí cơ sở hạ tầng cho website – Chỉ ~ 1.500.000vnđ/năm

Qua sơ bộ những hạng mục cơ sở hạ tầng thiết lập một trang web thì tổng chi phí mà bạn phải chuẩn bị sẽ dựa trên lựa chọn của bạn ( đây là khoản phí tính cho 1 năm một). Cụ thể:

  • Bạn phải chi trả khoảng 1.500.000 vnđ/năm. Mức giá này dành cho những bạn tự lưu trữ WordPress: có tên miền miễn phí qua Bluehost, phần mềm WordPress miễn phí và 1.500.000 vnđ/năm cho dịch vụ lưu trữ.
  • Với số phí khoảng 3.300.000 vnđ/năm. Đối với những bạn sử dụng trình xây dựng trang web như Wix hoặc Squarespace thì các khoản gồm: 160.000 vnđ/năm cho tên miền và 3.100.000 vnđ/năm cho nhà cung cấp trình xây dựng website.
  • Đây là các mức giá duy trì. Hằng năm, bạn sẽ phải trả số tiền này để có thể tiếp tục chạy website của mình.

Chi phí thiết kế và lập trình chức năng cho website là bao nhiêu?

Để có một website hoàn chỉnh thì ngoài phần vỏ – cơ sở hạ tầng, thì bạn phải đầu tư vào phần lõi, các khâu thiết kế và chức năng của một website. Lúc này, việc quan tâm hàng đầu là bạn thiết kế giao diện và cơ sở dữ liệu để website hoạt động như ý bạn muốn…

Vậy chi phí thiết kế và thiết lập chức năng của một website là bao nhiêu, WIO chia sẻ với bạn ngay sau đây.

1. Giao diện/Thiết Kế Web: Free – 1.200.000 vnđ+

Bạn hãy thử đoán xem mình sẽ phải trả bao nhiêu tiền cho giao diện web WIO?

Con số là 0 đồng.

Thật khó tin đúng không? Nhưng bạn không nhìn nhầm đâu. Thay vì việc thiết kế trang web từ đầu thì giờ đây bạn hoàn toàn có thể tự thay đổi thiết kế trang web của mình bằng cách sử dụng Theme (giao diện) có sẵn. Đây là lợi ích tuyệt vời mà hệ thống quản lý nội dung WordPress mang lại dành cho những người sử dụng.

Tự cài đặt một giao diện (Theme) rất đơn giản. Việc phải làm là bạn chỉ cần vài cú nhấp chuột, sau đó hãy tùy chỉnh Giao diện(Theme) cho đến khi đáp ứng nhu cầu thiết kế của bạn. Vậy là bạn đã có một giao diện thân thiện với người mới bắt đầu rồi đấy.

Tất cả những tùy chọn phần mềm của trang web – WordPress, Squarespace, Wix, v.v. sẽ đều cung cấp các chủ đề miễn phí và cao cấp.

Chính vì vậy, hãy nhanh tay chớp lấy cơ hội nếu như bạn đang có một số vốn hạn hữu để sở hữu một giao diện hoàn tốn đến 0 đồng.

Hoặc nếu bạn cần những giao diện cao cấp hơn, thể hiện được cái nét riêng biệt chỉ mình bạn có để khác biệt với đối thủ. Vậy thì bạn hãy tìm nó từ các nhà cung cấp dịch vụ thiết kế web và số tiền bạn phải chi trả đó là:

  • Với WordPress – 1.200.000 vnđ là mức giá trung bình của một giao diện WordPress, bạn có thể tìm mua ở Themeforest – Chợ giao diện WordPress lớn nhất hiện nay.
  • Squarespace và Wix – giá phổ biến là từ 2.000.000 vnđ trở lên.

Thêm nữa, các plugin tạo trang WordPress như Elementor sẽ giúp bạn nâng cao hơn các thiết kế của mình bằng việc sử dụng những tính năng chỉnh sửa hình ảnh đơn giản như kéo và thả một cách miễn phí.

2. Chức năng của website – Miễn phí hoặc có giá tùy theo yêu cầu

Chức năng của trang web là danh mục có sự thay đổi lớn nhất vì phần này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế của bạn, dựa trên các lựa chọn mong muốn của bạn để hoàn thiện.

Tương tự như giao diện (Theme), bạn có thể thêm các chức năng vào trang web của mình trên các tùy chọn tạo trang web chính thông qua các tiện ích mở rộng của bên thứ ba. Nó được gọi là plugin hay còn gọi là ứng dụng. Đặc biệt, chúng còn bao gồm những gói miễn phí và gói cao cấp tương tự như các giao diện ( Theme).

Bạn có biết, riêng thư mục plugin WordPress.org chính thức đã cung cấp hơn 50.000 plugin miễn phí. Vì vậy, để thành lập một trang web cơ bản, bạn có thể làm được hoàn toàn từ các giải pháp hoàn toàn không mất một đồng nào.

Tuy nhiên, hầu hết các trang web để có thể hoạt động trơn tru nhất có thể, dù được xây dựng từ WordPress, Squarespace hay Wix hay một nên tảng hệ thống cao cấp nào khác đều sẽ cần ít nhất một vài plugins cao cấp. Cụ thể:

  • Đối với WordPress: Các “plugin” cao cấp hâu như là khoản thanh toán một lần, cho dù bạn cần phải gia hạn để tiếp tục nhận được các bản cập nhật mới sau năm đầu tiên sử dụng. Thực tế thì bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng công cụ… ngay cả khi không cần gia hạn, tuy nhiên thì nó sẽ không nhận được các bản cập nhật mới nhất.
  • Squarespace và Wix: hầu hết các “ứng dụng” cao cấp đều được tính phí hàng tháng và bạn phải thanh toán đầy đủ nếu như muốn tiếp tục sử dụng chúng.

Tổng chi phí khi thiết kế + lập trình chức năng: Từ 0 vnđ – 2.000.000 vnđ+

Tổng chi phí là bao nhiêu thì không có đáp án chính xác và cũng không phải ai cũng giống ai. Có khi cùng là gói dịch vụ của cùng một nhà cung cấp hay là web tự cài đặt với nhau nhưng chi phí bỏ ra lại hoàn toàn khác nhau. Bởi lẽ tổng chi phí cho thiết kế và chức năng lại được tính dựa những gì mà bạn lựa chọn.

Đối với một trang web cơ bản, bạn có thể không phải bỏ ra một đồng nào. Bạn hoàn toàn có thể tự làm trang web của mình dựa trên những nền tảng miễn phí. Cái bạn cần làm là bạn bỏ công sức và thời gian ra để tìm tòi, học hỏi cách làm để làm. Nhưng đến khi nhu cầu tăng lên để phục vụ nhu cầu kinh doanh thì bạn lại muốn tối ưu hóa các chức năng hơn, muốn ứng dụng nhiều chức năng hơn, việc này sẽ vượt quá khả năng của bạn – những người không có kiến thức chuyên sâu về lập trình, lúc này, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản phí để đầu tư nâng cấp web. Hay bạn cần một website chuyên nghiệp, hiện đại có nhiều chức năng nâng cao, hãy chuẩn bị một ngân sách vững chắc nhé.

 Trang web đơn giản muốn thiết kế thêm các tiện ích mở rộng có thể sẽ chi ít nhất 2.000.000 vnđ và phổ biến.

Nếu tự tạo website thì chi phí hết bao nhiêu?

Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, bạn quyết định đi theo con đường DIY (tự làm tự chịu), thiết lập một trang web sẽ có giá rẻ nhất có thể. Nhiều khi bạn còn chưa tưởng tượng web lại có giá cả phải chăng một cách đáng ngạc nhiên đến vậy. Bạn đang dự tính phí web chỉ vài trăm ngàn cho đến 1 triệu cho toàn bộ năm đầu tiên của mình.

Hầu như các trang web đơn giản đều không yêu cầu các chức năng tùy chỉnh, tức là bạn có thể giữ nguyên bản, có gì dùng lấy không thêm gì cả. thêm nữa, với công nghệ hiện đại như ngày nay thì phần kỹ thuật để tạo trang web riêng cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, bất kỳ ai cũng có thể tự tạo trang web của riêng mình. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hướng dẫn tạo website wordpress miễn phí của WIO.

Vì vậy, nếu mục đích làm web của bạn chỉ đơn giản là đưa doanh nghiệp của mình lên mạng với một trang tài liệu quảng cáo cơ bản hoặc nếu bạn đang muốn tạo một blog thì chắc chắn bạn không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn hoặc thuê một ai đó, hay bất kỳ nhà làm dịch vụ web nào để làm điều đó cho bạn.

Trên thực tế, bạn có thể tạo ra một website trông đẹp mắt và hoạt động tốt chỉ với trên dưới 1 triệu đồng.

Tốn bao nhiêu chi phí để thuê người thiết kế website?

Nếu không đi theo hướng tự làm, thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm giao việc xây dựng website cho một đơn vị uy tín có tâm có tầm. Bạn sẽ có nhiều thời gian, dốc toàn tâm trí cho những công đoạn khác để chuẩn bị cho các chiến lược kinh doanh của mình. Đồng nghĩa với đó là bạn chỉ cần chích một khoản vốn ra để đầu tư gian hàng mạng. Thay vì đầu tư gian hàng mặt đất với lượng khách không quá dồi dào phong phú thì bạn chuyển gian hàng đó lên thị trường internet – một thị trường hoạt động 100% công suất 24/24.

Bạn sẽ phải đồng trả cho các chi phí: chi phí cơ sở hạ tầng cơ bản, cộng với tiền công cho người đó, cộng thêm một khoản phí về bảo hành, hỗ trợ, chuyên môn của họ,… Giá trị chính xác là bao nhiêu thì cũng sẽ không có một đáp án cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào:

  • Bạn cần gì.
  • Người bạn định thuê.

Bạn có thể thuê một đơn vị chuyên nghiệp như WIO để xây dựng website theo đúng nhu cầu của bạn. Chúng tôi sẽ làm từ A – Z từ lập trình website, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho đến Digital marketing (SEO web, Chạy chiến dịch quảng cáo),… phục vụ chu đáo tất cả những yêu cầu của bạn. Hoặc bạn cũng có thể thuê 1 Freelancer.

Khảo sát qua thị trường những người làm Lập trình viên, chúng tôi có thể tổng hợp cho bạn sơ bộ giá làm web như sau:

Trước tiên, chúng tôi tham khảo một số cộng đồng Freelancer trên Facebook – cộng đồng của những người kiếm tiền bằng nghề xây dựng trang web dạo.

Rồi xây dựng bài khảo sát và dựa trên bài vote Freelancer tính giá bao nhiêu cho 1 Website WordPress 10 -15 trang mà chúng tôi tạo ra, bao gồm 111 Lập trình viên chuyên xây dựng các trang web WordPress. Bảng khảo sát dành cho kết quả như sau:

  • Giá 40 – 60 triệu VNĐ chiếm 36%
  • Giá 80 – 100 triệu VNĐ chiếm 26 %
  • Giá dưới 20 triệu chiếm 20%
  • Giá 120 – 150 triệu chiếm 8 %
  • Còn 10% còn lại cho ý kiến tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Đây được coi là mức giá tối thiểu bạn cần phải trả cho một website đơn giản, cho đến không yêu cầu cách tính năng quá cao cấp. Bởi vì cuộc khảo sát này chỉ gồm các Freelancer xây dựng trang web bằng WordPress và một chương trình tạo trang trực tuyến (thay vì code từ đầu).

Vậy nếu bạn cần một website quy mô hơn, phức tạp hơn, chi phí có thể tăng lên nhanh.

Tổng kết lại

Ngày nay, bất kể ai cũng có thể tự xây dựng trang web cho riêng mình nhờ các nền tảng hệ thống hỗ trợ đắc lực. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của các cá nhân khác nhau mà số phí bỏ ra làm trang web có thể khác nhau. Website là sản phẩm tri thức nên định giá sản phẩm sẽ không có mức cố định. Bởi vậy, những gì bạn cần, bạn tự làm được gì, bạn thuê đơn vị như thế nào,… tất cả yếu tố đó sẽ cấu thành nên giá website của bạn. Nó có thể là chẳng đồng nào và cũng có thể lên tới chục triệu, trăm triệu.

Mọi thắc mắc về dịch vụ xây dựng website, hay cần tư vấn về web quý khách nhanh tay liên hệ tới WIO để được giải đáp nhiệt tình + chu đáo + chính xác!

Câu hỏi thường gặp của khách hàng về chi phí duy trì website

Bạn đang còn lăn tăn, có câu hỏi về bảo trì trang web, hãy xem qua Câu hỏi thường gặp và giải đáp cụ thể hữu ích từ một chuyên gia lập trình viên của WIO sau đây nhé!

Thế nào là bảo trì một trang web?

Bảo trì trang web được hiểu là một quy trình thường xuyên nhằm kiểm tra và cập nhật trang web của bạn theo các tiêu chuẩn của ngành, cũng như các thay đổi của công ty nhằm duy trì hoạt động của website của bạn luôn ở trạng thái tốt.

Ví dụ: với việc bảo trì trang web, bạn đảm bảo trang web của mình có giá mới nhất cho dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn đang cung cấp.

Bạn cũng đảm bảo trang web của mình tuân thủ các tiêu chuẩn ngành về bảo mật và bảo vệ dữ liệu. Quá trình này rất quan trọng vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp hỗ trợ các giao dịch trực tuyến.

Tại sao phải mất chi phí để bảo trì website?

Các công ty có thể đầu tư vào các dịch vụ bảo trì trang web của bên thứ ba vì nhiều lý do, bao gồm:

  • Nhóm phát triển nội bộ nhỏ
  • Chi phí quản lý nội bộ cao
  • Nguồn lực hạn chế để quản lý nội bộ

Hầu hết các doanh nghiệp hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ có đội ngũ các nhà phát triển chuyên dụng, như WIO là rất hợp lý. Làm việc với một công ty như WIO cho phép doanh nghiệp của bạn tập trung tiền và nguồn lực của mình vào các nhiệm vụ mang lại nhiều tác động nhất cho các dịch vụ của bạn thay vì phải chịu chi phí liên tục khi nhờ ai đó quản lý trang web. Từ góc độ này, bạn đang sử dụng hiệu quả ngân sách của mình.

Chi phí dành để duy trì website mỗi tháng khoảng bao nhiêu?

Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích trang web của bạn hoặc doanh nghiệp, bạn sẽ phải chi trả một số tiền khác nhau, nó giao động từ 100.000 VNĐ – 100.000.00 VNĐ mỗi tháng.

Ví dụ những cửa hàng kinh doanh đơn giản chỉ cần những web đơn giản ít chức năng, giao diện không cần quá cao cấp như quán cafe, cửa hàng sách,… thì phí duy trì trang web chỉ khoảng 300.000 VNĐ/tháng.

Bạn đang tìm kiếm để ước tính quyết toán chính xác cho chi phí duy trì trang web hàng tháng, hãy tham khảo qua Bảng chi phí duy trì website 2022 của chúng tôi ở đầu bài viết nhé.