Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhu cầu thiết kế website logistics, vận tải của các công ty trong lĩnh vực này ngày càng tăng mạnh. Một doanh nghiệp sở hữu website riêng sẽ có được những lợi ích đáng kể, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Trong bài viết dưới đây, WIO đã tổng hợp thông tin và giải đáp những vấn đề quan trọng để bạn có thể tìm hiểu và thiết kế website logistics một cách dễ dàng hơn.
Thiết kế website logistics, vận tải mang lại những lợi ích gì?
Chúng ta sẽ tìm hiểu lý do tại sao các doanh nghiệp hoạt động trong ngành vận tải, logistics cần có một website trước khi tìm hiểu sâu hơn về yêu cầu cơ bản và quy trình thiết kế website logistics.
Giúp bạn tìm kiếm được khách hàng online
Hiện nay có tới hơn 90% dân số trên thế giới sử dụng Internet và thường tìm kiếm, tham khảo các thông tin về dịch vụ trên mạng khi họ có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đồ đạc. Sở hữu một website logistics sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng trên môi trường trực tuyến, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Một website bình thường không thể tạo ra sự đột phá cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận và thu hút, thuyết phục khách hàng thành công thì doanh nghiệp đó phải có đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp cùng website logistics với thiết kế ấn tượng.
Mang thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng
Cung cấp thông tin cho khách hàng là một trong những công dụng quan trọng và cần tập trung đầu tư nhất khi thiết kế website logistics, vận tải.
Khách hàng có thể nắm bắt được các thông tin liên quan đến doanh nghiệp như doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ nào, giá cả của từng loại dịch vụ, phản hồi của những khách hàng cũ như thế nào,… thông qua các bài viết được đăng tải trên trang web. Đồng thời, khách hàng còn được tư vấn miễn phí các vấn đề chuyên môn hay các thủ tục cần thiết qua các bài đăng tin tức.
Tạo bộ mặt chuyên nghiệp và uy tín cho doanh nghiệp
Thời buổi công nghệ số phát triển nhanh chóng, mọi hoạt động thương mại đang có xu hướng chuyển đổi dần sang hình thức kinh doanh trực tuyến. Do đó, một website chất lượng là công cụ tốt để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình trên không gian mạng, thông báo tới bất cứ ai đang sử dụng Internet biết đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Quảng bá thương hiệu rộng rãi, nâng cao khả năng cạnh tranh
Doanh nghiệp có thể xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình thông qua việc thiết kế website logistics, lên kế hoạch tạo dựng hình ảnh, nội dung ấn tượng. Khi website của doanh nghiệp được Google xếp thứ hạng cao, các bài viết lên top tìm kiếm với nội dung và chất lượng tốt thì chắc chắn lượng người truy cập vào trang web và biết đến thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng mạnh. Trong số đó có một lượng lớn là khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải, logistics và họ sẽ ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp của bạn hơn so với các đối thủ.
Website logistics, vận tải có cấu trúc như thế nào?
Tùy vào đặc điểm của từng lĩnh vực và nhu cầu của khách hàng mà website sẽ có loại hình khác nhau với những cấu trúc riêng biệt. Dưới đây là những trang cụ thể cần có trong cấu trúc khi thiết kế website logistics, vận tải:
- Trang chủ: Các tính năng, danh mục hay các dịch vụ cung cấp, phản hồi của khách hàng, tin tức, đối tác và logo của doanh nghiệp đều được hiển thị một cách khái quát. Màu của giao diện trang chủ thường được lấy theo màu sắc chủ đạo của logo để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu.
- Giới thiệu: Là một trong những tính năng chủ yếu khi thiết kế website logistics, vận tải. Trang giới thiệu cung cấp cho người dùng những thông tin liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử hình thành, sứ mệnh, tầm nhìn, đội ngũ nhân sự,… từ đó xây dựng hình ảnh và độ uy tín của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng.
- Dịch vụ: Hiển thị chi tiết và đầy đủ toàn bộ các dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp (ví dụ như lưu kho, vận tải, phân phối, kiểm đếm, dán nhãn, thủ tục hải quan,…), nên bố trí trang con riêng kèm theo hình ảnh, chi phí và nội dung giới thiệu cho mỗi dịch vụ.
- Tin tức: Trong một trang web logistics, vận tải, tính năng tin tức là rất cần thiết bởi nó có chức năng cập nhật thông tin về cách dịch vụ vận tải đang cung cấp, bài viết tư vấn, tin chuyên ngành và các vấn đề liên quan đến thủ tục, pháp lý,… Những bài viết được đăng tải này vừa cung cấp thông tin mới nhất cho khách hàng vừa đồng thời hỗ trợ tối ưu công cụ tìm kiếm cho website.
- Liên hệ: Trang này bao gồm các thông tin về địa chỉ văn phòng, bản đồ chỉ dẫn, đường dây nóng, biểu mẫu liên hệ,… giúp khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách dễ dàng ngay khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
- Trang khác: Trong quá trình thiết kế, website sẽ được tích hợp thêm các trang như đăng ký, đăng nhập, thông tin tuyển dụng, cổ đông,… tùy thuộc vào nhu cầu và đặc điểm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Đối với những doanh nghiệp logistics quy mô lớn, ngoài những cấu trúc cơ bản khi thiết kế website thì cần tích hợp thêm một số tính năng cơ bản như: Kiểm tra lịch đóng gói hàng và ghép container; lịch trình; văn bản; danh bạ; các thuật ngữ;… để nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng, từ đó khiến họ trở thành nguồn khách hàng trung thành và đem lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp.
Ngôn ngữ hiển thị cũng là một yếu tố mà doanh nghiệp cần chú ý ngoài việc đảm bảo cấu trúc cho trang web. Mặc dù hiện tại doanh nghiệp của bạn chỉ hoạt động ở Việt Nam thì website cũng nên được cài đặt ít nhất hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh bởi vì ngành vận tải, logistics là lĩnh vực mang tính quốc tế hóa, việc cài đặt như vậy sẽ xóa bỏ phần nào rào cản về ngôn ngữ cho người sử dụng.
Tìm hiểu về quy trình thiết kế website logistics tại WIO
Để sở hữu một website với thiết kế đẹp mắt, chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần có đối tác là đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế web uy tín và WIO chính là một sự lựa chọn thích hợp, đảm bảo thiết kế website đúng yêu cầu, đáp ứng mọi mong muốn của khách hàng một cách tốt nhất có thể.
Dưới đây là quy trình thiết kế website logistics ở WIO gồm 8 bước:
- Bước 1: Tiếp nhận các yêu cầu từ phía khách hàng: Đội ngũ của chúng tôi sẽ gặp mặt và trao đổi trực tiếp về mục đích và những yêu cầu của khách hàng về mọi mặt của website.
- Bước 2: Tư vấn lựa chọn tên miền và Web hosting: Dựa trên thông tin về yêu cầu của khách hàng đã được biết, WIO sẽ tư vấn cho khách cách đặt tên miền và gói hosting họ nên lựa chọn.
- Bước 3: Thiết kế giao diện: Chúng tôi sẽ tư vấn, trao đổi và thống nhất với khách hàng về bố cục và giao diện của trang web sao cho phù hợp. Sau khi thống nhất với yêu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ nhanh chóng xây dựng bản Demo giao diện dưới dạng hình ảnh để đưa cho khách hàng.
- Bước 4: Xây dựng các tính năng cho website: Chúng tôi thiết kế trang web vận tải, logistics theo đúng yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận và thống nhất. Các tính năng cần thiết đều se được tích hợp đầy đủ trên website với những công nghệ hỗ trợ hiện đại nhất.
- Bước 5: Chạy thử: Sau khi thiết kế xong, WIO sẽ đưa website vào chạy thử để phát hiện ra lỗi và khắc phục nếu có.
- Bước 6: Hoàn thiện Website: Nếu thật sự tồn tại lỗi trên web site, chúng tôi sẽ chỉnh sửa lại và hoàn thiện trang web.
- Bước 7: Đào tạo sử dụng: WIO sẽ hướng dẫn quản trị viên cách sử dụng và quản lý website sao cho hiệu quả đạt được là tối ưu nhất.
- Bước 8: Bảo trì, nâng cấp trang web: Trong suốt thời gian website hoạt động, chúng tôi sẽ luôn thực hiện việc bảo trì và nâng cấp cho trang web. Khi xuất hiện sự cố trong quá trình vận hành hoặc muốn nâng cấp, cìa đặt thêm cho website thì doanh nghiệp có thể liên hệ ngay cho chúng tôi.
Một số mẫu thiết kế website logistics đẹp mắt tại WIO
Giao diện của trang web chính là phần tạo ấn tượng đầu tiên và mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. Do đó, trong thiết kế website, yếu tố thẩm mỹ luôn được quan tâm và coi trọng. Dưới đây là một số mẫu website logistics chuyên nghiệp mà bạn có thể tham khảo.
Để đặt lịch hẹn và xây dựng kế hoạch thiết kế website logistics cho doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với WIO thông qua hotline: XXX. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và phục vụ bất cứ nhu cầu nào quý khách với các gói dịch vụ tốt nhất.